0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 26/05/2024 06:59 (GMT+7)

Bình Định - Gia Lai: Đề xuất Thủ tướng cho phép đầu tư cao tốc Quy Nhơn – Pleiku

Theo dõi KT&TD trên

UBND các tỉnh Bình Định, Gia Lai vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất phương án đầu tư dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn (Bình Định) – Pleiku (Gia Lai).

Từ thực trạng Quốc lộ 19 kết nối giữa Bình Định với Gia Lai hiện còn nhiều điểm khó khăn, di chuyển từ Bình Định lên Pleiku mất 3,5 đến 4 tiếng đồng hồ.

UBND các tỉnh Bình Đình và Gia Lai đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận cho phép đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku theo hình thức đầu tư công.

Theo UBND các tỉnh trên thì việc đầu tư cao tốc Quy Nhơn – Pleiku là cần thiết nhằm rút ngắn thời gian di chuyển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của 2 tỉnh nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.

Trong đó, Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan chủ quản thực hiện dự án, còn UBND 2 tỉnh thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Tổng chiều dài cao tốc dự kiến là 143,2km, trong đó đoạn qua Gia Lai là 85,6km, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Định là 57,6km. Điểm đầu cao tốc bắt đầu tại nút giao Quốc lộ 19B với đường tỉnh 639 (thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), điểm cuối cao tốc tại nút giao đường Hồ Chí Minh (thuộc TP Pleiku, tỉnh Gia Lai). Quy mô hoàn chỉnh 4 làn xe, tổng mức đầu tư dự kiến là hơn 37.600 tỷ đồng.

Bình Định - Gia Lai: Đề xuất Thủ tướng cho phép đầu tư cao tốc Quy Nhơn – Pleiku - Ảnh 1
Tuyến QL19 kết nối giữa 2 tỉnh Bình Định – Gia Lai đã và đang được sửa chữa nhằm đảm bảo ATGT giữa các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.

Thời gian chuẩn bị dự án là giai đoạn 2024-2025, hoàn thành xây dựng cơ bản trước năm 2030.

Trước đó, tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính vào năm 2022, tỉnh Gia Lai kiến nghị đầu tư đường cao tốc nói trên. Tại buổi làm việc, Thủ tướng giao Gia Lai nghiên cứu đầu tư đường cao tốc.

Theo một số chuyên gia kinh tế đánh giá, hiện nay hầu hết các mặt hàng từ tỉnh Gia Lai, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia xuất khẩu qua cảng Quy Nhơn đều vận chuyển qua Quốc lộ 19. Vì vậy, dự án cao tốc được chấp thuận đầu tư sau khi hoàn thành sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của 2 tỉnh Gia Lai, Bình Định và vùng tam giác phát triển của 3 nước Việt Nam - Campuchia - Lào.

Theo đó, dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku không chỉ là câu chuyện của 2 tỉnh Gia Lai, Bình Định được hưởng lợi mà là của toàn khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ. Dự án được hoàn thành sẽ giúp thời gian phương tiện di chuyển chặng Bình Định - Gia Lai rút ngắn kết nối giao thông và logistics với hành lang Đông - Tây từ khu vực Tây Nguyên đến các tỉnh duyên hải miền Trung sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Do đó, dự án thực hiện sớm ngày nào người dân và doanh nghiệp sẽ được thụ hưởng sớm, qua đó nâng cao đời sống của người dân…

Nếu được chấp thuận đầu tư, tuyến cao tốc sẽ mở ra một tương lai mới, góp phần phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh Tây Nguyên. Đặc biệt, cao tốc Quy Nhơn-Pleiku sẽ góp phần xóa điểm nghẽn về hạ tầng giao thông trong những năm qua, giúp khu vực thuận lợi hơn trong kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, nhất là phát triển ngành du lịch vùng miền vốn có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng chưa được khai thác nhiều do trở ngại trong việc đi lại.

Trọng Nghị

Bạn đang đọc bài viết Bình Định - Gia Lai: Đề xuất Thủ tướng cho phép đầu tư cao tốc Quy Nhơn – Pleiku. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bình Dương: Đột phá để về đích năm 2025
Năm 2025, Bình Dương đặt mục tiêu trở thành một điểm sáng phát triển với những nỗ lực đột phá trong đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số.

Tin mới

Mật ong rừng Việt Nam - Tiềm năng lớn cần được khai phá
Mật ong rừng tự nhiên là một trong những sản vật quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Việt Nam. Với hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú trải dài từ Tây Nguyên, Tây Bắc đến Nam Trung Bộ, mật ong rừng Việt Nam nổi bật với độ tinh khiết và giá trị dinh dưỡng cao.
Xu hướng mua sắm mùa Tết 2025
Trước bối cảnh kinh tế còn khó khăn, các chuyên gia cho rằng, dịp Tết năm 2025, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng tiếp tục là mùa Tết tiết kiệm, đơn giản và thiết thực.
Các nhà bán lẻ nỗ lực ổn định nguồn cung, kỳ vọng thị trường bùng nổ cuối năm
Cuối năm là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh để chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Để thành công trong mùa mua sắm cuối năm, ngành bán lẻ không chỉ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, mà còn phải triển khai các chiến lược kích cầu, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.