0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 05/04/2023 14:16 (GMT+7)

Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng: Liệu có trở lại tích cực như kỳ vọng?

Theo dõi KT&TD trên

Bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay được xem là phân khúc chủ yếu của thị trường Đà Nẵng trên cả lĩnh vực khách sạn cũng như biệt thự nghỉ dưỡng. Sau khi mở cửa du lịch trở lại với kỳ vọng vào sự phục hồi du lịch thì liệu thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng có thể phát triển bứt phá hay không.

(Xây dựng) - Bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay được xem là phân khúc chủ yếu của thị trường Đà Nẵng trên cả lĩnh vực khách sạn cũng như biệt thự nghỉ dưỡng. Sau khi mở cửa du lịch trở lại với kỳ vọng vào sự phục hồi du lịch thì liệu thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng có thể phát triển bứt phá hay không.

Tạo động lực cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng
Biệt thự nghỉ dưỡng ven biển là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng hiện nay tại Đà Nẵng.

Trong năm 2022, doanh thu lưu trú và lữ hành của Đà Nẵng đạt 8.900 tỷ VNĐ, tăng 380% theo năm và tăng 2,5% so với 2019. Lượng khách du lịch sau những hạn chế của đại dịch cũng được cải thiện trở lại, năm 2022, Đà Nẵng đón 7,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 224% theo năm, trong đó 1 triệu lượt khách quốc tế tăng 772% theo năm. Khách nội địa đạt mức cao nhất trong 5 năm với 6,8 triệu lượt khách, tăng 196% theo năm.

Theo ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, sau hai năm đại dịch, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng của Đà Nẵng tuy đã dần quay trở lại nhưng tốc độ chưa đạt được như mức trước dịch. Tuy nhiên, các yếu tố nền tảng về kinh tế vĩ mô, sự phát triển trong cơ sở hạ tầng, nhân lực, sức hút đầu tư nước ngoài và sự ưu đãi của thiên nhiên cho các hoạt động du lịch vẫn được giữ vững. Thậm chí, triển vọng của thị trường này sẽ được duy trì tích cực về dài hạn. Đây là những yếu tố nền móng tạo nên sức hấp dẫn của thành phố này trong mắt các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, đặc biệt trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.

Liên quan đến phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng đến từ 18 dự án, chủ yếu ở quận Ngũ Hành Sơn. Năm 2022, nguồn cung đã tăng 49% theo năm và nguồn cung sơ cấp đạt mức cao nhất trong 12 năm qua nhờ nguồn cung mới lớn. Trong thời gian tới, nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng trong tương lai gồm 15 dự án. Quận Ngũ Hành Sơn sẽ có nguồn cung lớn nhất với 55% thị phần.

Số căn biệt thự nghỉ dưỡng bán được trong 6 tháng cuối năm 2022 cũng đạt mức cao nhất kể từ năm 2016. Giá bán sơ cấp trung bình của biệt thự nghỉ dưỡng là 164 triệu VNĐ/m2, tăng 134% theo năm, chủ yếu do các dự án mới chào bán có mức giá cao. Các thương hiệu quản lý như Furama, Accor, InterContinental Hotels Group (IHG), Hyatt và Fusion vẫn tiếp tục chiếm lĩnh phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng với 6 trong tổng số 18 dự án.

Đối với phân khúc khách sạn, nguồn cung khách sạn tại thị trường Đà Nẵng trong năm 2022 đạt 15.685 phòng từ 117 dự án, trong đó khách sạn 5 sao chiếm 61% số phòng. Trong 6 tháng cuối năm 2022, giá thuê khách sạn trung bình đạt 1,8 triệu VNĐ/phòng/đêm, tăng 60% theo năm. Công suất thuê tương đương cùng kỳ năm 2019 ở mức 59%. Tuy nhiên công suất cả năm 2022 ở mức 48%, vẫn thấp hơn -13 điểm % so với cả năm 2019.

Các khách sạn từ 4-5 sao mang thương hiệu quốc tế vẫn có sức hút với thị trường, khi có giá trung bình cao hơn 40% và công suất thuê cao hơn 8 điểm % so với các thương hiệu trong nước và tự quản lý. Tại Đà Nẵng, các đơn vị quản lý quốc tế vận hành 15 khách sạn từ 4 đến 5 sao, tương đương với 26% nguồn cung. Trong đó, Accor là đơn vị quản lý quốc tế lớn nhất tại Đà Nẵng với các thương hiệu như Pullman, Novotel và Grand Mercure.

Về triển vọng nguồn cung, thị trường khách sạn sẽ đón nhận 39 dự án khách sạn bao gồm JW Marriott Đà Nẵng Resort, Wyndham Solei và Crowne Plaza Bà Nà Hills. Phần nhiều các dự án sẽ ra mắt trong tương lai xa và sự gia nhập này sẽ giúp đáp ứng nguồn cầu gia tăng cũng như sự phục hồi của thị trường.

Hiện nay, thị trường du lịch đã mở cửa nhưng nguồn khách chủ yếu là khách nội địa và khách Hàn Quốc vẫn là hai nguồn cung du lịch chính. Hy vọng động lực quan trọng trong năm 2023 là sự trở lại của du khách Trung Quốc. Thị trường chính này sẽ nối lại các tuyến du lịch đến Việt Nam từ ngày 15/3/2023, mang đến triển vọng tích cực cho nguồn cầu khách sạn cũng như các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng của thành phố biển.

Nguyễn Nam

Bạn đang đọc bài viết Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng: Liệu có trở lại tích cực như kỳ vọng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thanh Trì (Hà Nội): Cần giải quyết dứt điểm đơn kiến nghị tại dự án Khu đấu giá quyền sử dụng đất
Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kiến nghị của ông Nguyễn Đình Hòa trú tại thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) về việc bố ông là thương binh và được phân chia đất ở phía sau chùa Bé là 314m2 đất ở và một sào rưỡi đất ao thuộc diện tích đất ở từ năm 1954.
Phân khu Victoria: Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên
The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động. Nơi mà không gian sống được đo lường bằng tiêu chuẩn sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái. Đó cũng là nơi mà bất kỳ ai cũng tìm thấy sự đủ đầy trong từng căn hộ tiện nghi.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.