0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 06/12/2024 07:18 (GMT+7)

Ba việc cần làm sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng

Theo dõi KT&TD trên

Một trong những câu hỏi được đặt ra là sau khi nâng hạng là làm thế nào để thị trường chứng khoán Việt Nam duy trì và phát huy vị thế mới?

Theo VinaCapital, yếu tố quan trọng nhất là tiếp tục duy trì sự ổn định vĩ mô, cải thiện chất lượng doanh nghiệp niêm yết và tăng cường công tác quản lý thị trường.

Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã trải qua một quá trình chuyển mình mạnh mẽ với sự gia tăng đáng kể về số lượng công ty niêm yết, vốn hóa và giá trị giao dịch trên thị trường, cùng với câu chuyện về nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Nâng hạng TTCK là mục tiêu quan trọng đối với cả các cơ quan quản lý nhà nước, thành viên tham gia thị trường và là động lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Để đạt được điều này, một trong những yếu tố then chốt là việc thực hiện các sửa đổi pháp lý và cải thiện cơ sở hạ tầng của thị trường chứng khoán, nhằm tạo dựng cơ chế giao dịch thuận lợi, môi trường đầu tư minh bạch, an toàn và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Những yếu tố chủ chốt trong việc nâng hạng TTCK

Một trong những thay đổi quan trọng trong nỗ lực nâng hạng TTCK Việt Nam là việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý liên quan đến giao dịch chứng khoán, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Chúng ta thấy rằng đã có sự quyết tâm rất lớn của các cơ quan quản lý trong việc nâng hạng TTCK, thể hiện bằng các hành động cụ thể và quyết liệt.

Sau một thời gian làm việc khẩn trương và tích cực giữa các cơ quan quản lý nước và các thành viên tham gia thị trường, đến nay Thông tư 68/2024/TT-BTC vừa được ban hành vào tháng 9 và có hiệu lực từ ngày 2/11/2024 đã tháo gỡ nút thắt quan trọng để tổ chức FTSE Russell có thể nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi.

Ba việc cần làm sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng

Đó là việc bỏ đi yêu cầu các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài phải có đủ 100% tiền mặt trong tài khoản khi thực hiện giao dịch mua chứng khoán (pre-funding), cụ thể là “Công ty chứng khoán được nhận lệnh giao dịch mua chứng khoán của khách hàng là nhà đầu tư tổ chức nước ngoài khi tài khoản của khách hàng không đủ 100% giá trị lệnh đặt. Công ty chứng khoán thực hiện đánh giá năng lực của khách hàng để xác định mức ký quỹ theo thỏa thuận tại hợp đồng ký kết giữa công ty chứng khoán và khách hàng”. Ngoài ra, quyền tiếp cận thông tin cho nhà đầu tư nước ngoài cũng được tăng cường với lộ trình quy định bắt buộc công bố thông tin bằng tiếng Anh đối với công ty đại chúng.

Tuy nhiên, quy định trong Thông tư 68/2024/TT-BTC chỉ là giải pháp trước mắt cho vấn đề pre-funding. Giải pháp căn bản về lâu dài là việc triển khai mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP). Mô hình CCP là một phần không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng tài chính hiện đại, giúp tăng cường tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro trong giao dịch chứng khoán. Mô hình này cho phép việc thanh toán và bù trừ các giao dịch chứng khoán diễn ra an toàn, hiệu quả và theo chuẩn quốc tế và đáp ứng được một trong những tiêu chí quan trọng của FTSE Russell và MSCI để nâng hạng thị trường. Bên cạnh đó, việc thực hiện CCP cũng sẽ giúp các công ty chứng khoán kiểm soát rủi ro tốt hơn, đồng thời tạo ra một môi trường giao dịch ổn định, minh bạch và hấp dẫn đối với nhà đầu tư quốc tế.

Hiện tại, mục tiêu trước mắt của TTCK Việt Nam là được FTSE Russell nâng hạng trong năm 2025. Tuy nhiên, sau khi được FTSE Russell nâng hạng, chúng ta còn mục tiêu quan trọng hơn là được MSCI nâng hạng do các chỉ số của MSCI được nhiều quỹ đầu tư dùng làm chỉ số tham chiếu hơn. MSCI có nhiều tiêu chí để xét nâng hạng thị trường hơn FTSE Russell như giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, thủ tục đăng ký mở tài khoản mới cho nhà đầu tư nước ngoài, mức độ tự do hóa trên thị trường giao dịch ngoại hối. Do đó, quá trình xét nâng hạng của MSCI sẽ khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn.

Ba việc cần làm sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng
Bà Nguyễn Hoài Thu - Tổng giám đốc Khối Đầu tư Chứng khoán - VinaCapital.

Lợi ích và triển vọng của việc nâng hạng TTCK

Việc nâng hạng TTCK Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của các doanh nghiệp niêm yết nói riêng. Việc TTCK Việt Nam được nâng hạng sẽ thu hút thêm lượng lớn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài từ cả các quỹ đầu tư chủ động và các quỹ chỉ số. Thu hút vốn sẽ giúp tăng cường nguồn lực cho doanh nghiệp niêm yết để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế.

Nâng hạng thị trường còn có ý nghĩa tăng chiều sâu cho TTCK Việt Nam, khắc phục tình trạng các nhà đầu tư cá nhân hiện đang chiếm tỷ lệ giao dịch trên 90% toàn thị trường, thông qua việc tăng hút dòng vốn ngoại, có tính ổn định cao, vào thị trường. Điều này còn có tính thời điểm đặc biệt quan trọng khi dòng vốn quốc tế, nhất là dòng vốn của các quỹ hưu trí và quỹ hiến tặng lớn của phương tây đang rút khỏi thị trường Trung Quốc do căng thẳng địa chính trị Mỹ – Trung và các nhà đầu tư tổ chức quy mô cực lớn này đang tìm kiếm thị trường chứng khoán giàu tiềm năng khác để giải ngân. Việc TTCK Việt Nam vẫn đang ở trong nhóm cận biên trong khi Ấn Độ và Indonesia đã ở trong nhóm mới nổi là điều bất lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn rất lớn này.

Khi nhìn vào triển vọng của TTCK Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng thị trường này đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, nhờ vào các cải cách pháp lý và việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, đặc biệt là từ các quỹ đầu tư lớn, rất coi trọng tính minh bạch, tính hiệu quả và sự ổn định của một thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, họ cũng rất quan tâm đến việc cải thiện chất lượng công bố thông tin và việc tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro. Các quy định pháp lý mới về công bố thông tin bằng tiếng Anh cho các công ty đại chúng sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận thông tin và đưa ra quyết định đầu tư chính xác.

Ba việc cần làm sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng

Việc Việt Nam được nâng cấp lên vị thế thị trường mới nổi là một cột mốc quan trọng khẳng định tiến bộ kinh tế của đất nước và sức hấp dẫn ngày càng tăng đối với các nhà đầu tư toàn cầu. Sự kết hợp giữa nền tảng kinh tế vững mạnh, mức định giá hấp dẫn và các chính sách hỗ trợ của chính phủ khiến thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn. Mặc dù vẫn còn những thách thức nhưng triển vọng dài hạn của thị trường vẫn tích cực, mang đến những cơ hội đáng kể cho các nhà đầu tư sẵn sàng nắm bắt tiềm năng tăng trưởng của TTCK Việt Nam.

Tuy nhiên, một trong những câu hỏi được đặt ra là sau khi nâng hạng, làm thế nào để TTCK Việt Nam duy trì và phát huy vị thế mới? Theo VinaCapital, yếu tố quan trọng nhất là tiếp tục duy trì sự ổn định vĩ mô, cải thiện chất lượng doanh nghiệp niêm yết và tăng cường công tác quản lý thị trường. Các doanh nghiệp niêm yết cần nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, công khai minh bạch thông tin và cải thiện hiệu quả hoạt động để củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần tiếp tục cải cách, hoàn thiện các quy định và cơ chế giám sát để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và phát triển thị trường bền vững.

Nguyễn Hoài Thu 

Bạn đang đọc bài viết Ba việc cần làm sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hướng đi mới cho tài chính cá nhân
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa tổ chức hội thảo khoa học “Hoạch định tài chính cá nhân hướng tới tài chính toàn diện tại Việt Nam”, nhằm tập trung trao đổi, thảo luận về các giải pháp để thúc đẩy hoạch định tài chính cá nhân, hướng tới tài chính toàn diện.
Cơ hội và thách thức cho Thị trường chứng khoán trong năm 2025
Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 với nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức. Là một trong những kênh đầu tư hàng đầu, chứng khoán không chỉ phản ánh hoạt động của nền kinh tế mà vẫn đảm bảo ảnh hưởng sâu sắc từ các chính sách kinh tế vĩ mô,
Đồng Nai: Đấu giá khu đất 7.400 tỷ đồng gần sân bay Long Thành
Theo kế hoạch đấu giá đất năm 2025 của tỉnh Đồng Nai, sẽ có 37 khu đất được đề xuất đấu giá với tổng giá trị ước tính thu về khoảng 18.000 tỷ đồng. Trong đó, khu đất 282ha tại xã Bình Sơn (huyện Long Thành) nằm gần sân bay Long Thành trị giá 7.400 tỷ đồng.
Hà Nội thu hút 1,8 tỷ USD vốn FDI
11 tháng năm 2024, toàn Thành phố thu hút 1,8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó, đăng ký cấp mới 258 dự án với số vốn đạt 1,2 tỷ USD.
Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?
Không ít quan điểm cho rằng khi nền kinh tế còn nhiều bất định, sức khoẻ doanh nghiệp chưa hoàn toàn phục hồi, Chính phủ nên tiếp tục duy trì chính sách tài khoá mở rộng. Nhưng không phải ai cũng đồng ý như vậy.
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2025
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1508/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2025, giao dự toán, kế hoạch đầu tư công từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương, kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Trung ương.

Tin mới

Ngân hàng cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo mới
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của giao dịch tài chính trực tuyến, các hình thức lừa đảo cũng ngày càng tinh vi, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dùng. Nhóm tội phạm không ngừng nghiên cứu và sáng tạo những chiêu thức mới, đánh cắp tài sản một cách tinh vi.
TP.HCM: Giá thuê đất tăng mạnh tới 53%
Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa X đã thông qua nghị quyết về mức tỷ lệ (%) tính đơn giá thuê đất, mức thu đối với đất xây dựng công trình ngầm và mức thu đối với đất có mặt nước làm căn cứ để tính tiền thuê đất trên địa bàn TP. HCM.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK đối với CTCP Tập đoàn TV đầu tư XD Kiên Giang
Ngày 09/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 522/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn tư vấn đầu tư xây dựng Kiên Giang (Địa chỉ: Số 34 đường Trần Phú, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), cụ thể như sau:
Hướng đi mới cho tài chính cá nhân
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa tổ chức hội thảo khoa học “Hoạch định tài chính cá nhân hướng tới tài chính toàn diện tại Việt Nam”, nhằm tập trung trao đổi, thảo luận về các giải pháp để thúc đẩy hoạch định tài chính cá nhân, hướng tới tài chính toàn diện.
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội cho biết, theo số liệu tính đến hết 30/11/2024 (lấy ngày 5/12/2024), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH, BH y tế, bảo hiểm thất nghiệp, BH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động, với thời gian chậm đóng từ 6-24 tháng.
Quyết tâm sắp xếp tổ chức bộ máy ngành Bảo hiểm xã hội Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực - Hiệu quả
Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng tới mục tiêu Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả, theo nguyên tắc “một cơ quan, đơn vị thực hiện hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Muốn vươn mình thì bộ máy phải tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Việc sắp xếp, hợp nhất hai Bộ: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, đồng bộ về mặt chính sách, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp,...