0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 14/06/2024 10:33 (GMT+7)

Yêu cầu các đơn vị kinh doanh vàng miếng rà soát các giao dịch bị nghi ngờ là rửa tiền

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 13/6, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có văn bản yêu cầu các đơn vị được phép kinh doanh vàng miếng rà soát các giao dịch bị nghi ngờ là rửa tiền.

Cụ thể, để tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong công tác phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 4885 ngày 12/6/2024 yêu cầu các đơn vị kinh doanh vàng miếng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán rà soát các giao dịch đáng ngờ, gửi báo cáo rủi ro rửa tiền về Ngân hàng Nhà nước trước ngày 15/7/2024.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức kinh doanh, mua bán vàng miếng, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022, Nghị định số 19 ngày 28/4/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền, Quyết định số 11 ngày 27/4/2023 Thủ tướng Chính phủ quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo và Thông tư số 09 ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước tại văn bản số 10064 ngày 28/12/2023.

Yêu cầu các đơn vị kinh doanh vàng miếng rà soát các giao dịch bị nghi ngờ là rửa tiền - Ảnh 1
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu báo cáo các giao dịch đáng ngờ liên quan đến mua bán vàng miếng.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị các đơn vị nói trên nghiêm túc chấp hành việc báo cáo giao dịch có giá trị lớn theo quy định tại Điều 25; báo cáo giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Điều 26 của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và thực hiện báo cáo bổ sung (nếu có) theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền; kịp thời báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến giao dịch đáng ngờ.

Các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh vàng, các trung gian thanh toán rà soát, cập nhật và gửi bổ sung báo cáo đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, báo cáo kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật, thông tin cán bộ đầu mối về phòng, chống rửa tiền (nếu có thay đổi)... về Cục Phòng, chống rửa tiền theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền và hướng dẫn tại Thông tư số 09 ngày 15/7/2024.

Trao đổi với báo chí, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho biết, tại các điểm bán vàng miếng của ngân hàng này, cán bộ ngân hàng chưa thể phát hiện ngay được các giao dịch đáng ngờ để ngăn chặn.

Tuy nhiên, ngân hàng tiến hành thu thập, tổng hợp tất cả dữ liệu từ số căn cước công dân, các giấy tờ tuỳ thân của người mua và gửi đến Cục Phòng, chống rửa tiền của Ngân hàng Nhà nước.

Vào ngày 3/6, 4 ngân hàng quốc doanh gồm: Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank và Công ty SJC bắt đầu tổ chức bán vàng miếng trực tiếp cho người dân theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước nhằm mục tiêu bình ổn thị trường vàng.

Từ lúc mở bán đến nay, trước các điểm bán vàng miếng của các đơn vị nói trên luôn xuất hiện cảnh nhiều người dân xếp hàng chờ mua vàng.

Trong văn bản gửi Bộ Công an mới đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết tại các điểm bán vàng miếng có đối tượng thuê người xếp hàng mua gom vàng với mục tiêu đẩy giá, hưởng chênh lệch, gây bất ổn thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế.

Trước tình hình trên, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp phối hợp đảm bảo an ninh tại các địa điểm bán vàng của 4 ngân hàng quốc doanh và Công ty SJC; hạn chế tình trạng các đối tượng có dụng ý xấu thuê người xếp hàng mua gom vàng, gây mất trật tự trị an.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng có văn bản đề nghị Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công thương phối hợp triển khai cường công tác quản lý thị trường. Khẩn trương thực hiện các biện pháp theo quy định để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ về ngoại hối và vàng. Đặc biệt là các hoạt động về thu đổi ngoại tệ; nhận và chi trả ngoại tệ; chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai không đúng quy định; các hoạt động mua, bán vàng miếng của các cửa hàng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Cùng với đó Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị 3 cơ quan trên yêu cầu các tổ chức kinh doanh mua, bán vàng, nhất là kinh doanh mua, bán vàng miếng thực hiện nghiêm việc áp dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng để nâng cao tính minh bạch, cải thiện hiệu quả giám sát, điều hành, bảo đảm thị trường vàng hoạt động an toàn, hiệu quả; phối hợp cung cấp thông tin về các vụ việc, trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép ngoại tệ và vàng qua biên giới để Ngân hàng Nhà nước kịp thời triển khai phương án quản lý thị trường ngoại hối và vàng hiệu quả.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Yêu cầu các đơn vị kinh doanh vàng miếng rà soát các giao dịch bị nghi ngờ là rửa tiền. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông sản mang về hơn 5 tỷ USD 
Trong những tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt hơn 5 tỷ USD, một con số ấn tượng, chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của mặt hàng cà phê. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành nông sản Việt Nam trong những tháng tiếp theo.

Tin mới

Đất nền có dấu hiệu sốt "nóng" trở lại
Thị trường bất động sản đang chứng kiến những diễn biến phức tạp với làn sóng sôi động trở lại của phân khúc đất nền. Giá đất tại nhiều khu vực đang tăng nhanh, đặc biệt là ở các tỉnh thành phía Nam, khiến nhiều nhà đầu tư và người dân vô cùng nhộn nhịp.
Xu hướng thực phẩm hàng đầu của Gen Z năm 2025
Gen Z đang định hình ngành thực phẩm với những yêu cầu khắt khe về sức khỏe, tính bền vững và công nghệ. Từ thực phẩm nguồn gốc thực vật, đồ uống không cồn đến dinh dưỡng cá nhân hóa, họ không chỉ theo xu hướng mà còn thúc đẩy sự đổi mới toàn diện.
Câu chuyện thành công của các ông lớn trà sữa
Sự thành công của những thương hiệu trà sữa nổi tiếng không chỉ là kết quả của hương vị độc đáo hay xu hướng thị trường mà còn được định hình bởi chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản. Đây là một hành trình dài hàng chục năm, không ngựa tốc độ tăng trưởng mà lựa chọn một lối đi khác biệt.
Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ
Trong trả lời tới cử tri Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, dự án (DA) Nhà máy xi măng Mỹ Đức thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội không thực hiện được. Lý do, DA được thực hiện dựa trên Quy hoạch 1488. Nay quy hoạch bị bãi bỏ cũng đồng nghĩa với DA Nhà máy Xi măng Mỹ Đức không thể thực hiện được.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý
Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - dự án Luật đang được các doanh nghiệp chịu tác động rất quan tâm.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài
Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế
Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.