0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 15/08/2023 14:43 (GMT+7)

Xuất khẩu tiêu sang thị trường Trung Quốc tăng 665% trong 7 tháng đầu năm

Theo dõi KT&TD trên

Mặc dù xuất khẩu 2 tháng gần đây sang thị trường Trung Quốc có giảm nhưng tính trung bình cả 7 tháng Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đạt 52.327 tấn, chiếm 31,1% thị phần xuất khẩu và tăng 665% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu tiêu sang thị trường Trung Quốc tăng 665 trong 7 tháng đầu năm
Xuất khẩu tiêu sang thị trường Trung Quốc tăng 665% so với cùng kỳ năm 2022

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), tháng 7/2023 Việt Nam xuất khẩu được 15.152 tấn hồ tiêu các loại, tiêu đen đạt 12.841 tấn, tiêu trắng đạt 2.311 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 58,6 triệu USD, tiêu đen đạt 45,0 triệu USD, tiêu trắng đạt 11,8 triệu USD, so với tháng trước lượng xuất khẩu giảm 28,6%, kim ngạch giảm 26,3%.

Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen trong tháng 7 đạt 3.683 USD/tấn, tiêu trắng đạt 5.207 USD/tấn, giảm 0,3% đối với tiêu đen và giảm 1,1% đối với tiêu trắng so với tháng 6/2023. Olam, Nedspipce và Trân Châu là 3 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất trong tháng 7 lần lượt đạt 1.722 tấn, 1.142 tấn và 1.140 tấn.

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 7, đạt 3.319 tấn, tuy nhiên so với tháng trước giảm 30,9%. Xuất khẩu sang Trung Quốc cũng giảm mạnh 53,4%, đạt 1.958 tấn.

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2023, Việt Nam xuất khẩu được 168.138 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 151.218 tấn, tiêu trắng đạt 16.920 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 542,7 triệu USD, tiêu đen đạt 463,0 triệu USD, tiêu trắng đạt 79,7 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái lượng xuất khẩu tăng 16,6% tương đương 23.962 tấn, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu giảm 16,2% tương đương giảm 104,7 triệu USD.

Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen 7 tháng đầu năm 2023 đạt 3.505 USD/tấn, tiêu trắng đạt 5.040 USD/tấn.

Mặc dù xuất khẩu 2 tháng gần đây sang thị trường Trung Quốc có giảm nhưng tính trung bình cả 7 tháng Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đạt 52.327 tấn, chiếm 31,1% thị phần xuất khẩu và tăng 665% so với cùng kỳ năm 2022. Tiếp theo là Hoa Kỳ đạt 29.213 tấn, chiếm 17,4% và giảm 11,1%.

Xuất khẩu sang một số thị trường truyền thống khác cũng giảm như: UAE giảm 34,9%; Ấn Độ giảm 37,9%; Đức giảm 21,5%; Hà Lan giảm 13,3%… Chỉ một vài thị trường ghi nhận lượng xuất khẩu tích cực như Thổ Nhĩ Kỳ tăng 81,4%; Pháp tăng 36,4%; Philippines tăng 25,0% và Iran tăng 27,9%…

Các thị trường xuất khẩu tiêu trắng chủ yếu gồm: Hoa Kỳ; Trung Quốc; Đức; Hà Lan và Thái Lan. Các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu trắng hàng đầu bao gồm: Nedspice; Olam; Trân Châu; Liên Thành và Phúc Sinh.

Giá tiêu được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc có triển vọng tích cực vào cuối năm. Điều này sẽ tác động tích cực lên sức mua hàng hóa, trong đó có hồ tiêu và gia vị.

Bên cạnh đó, trong xu thế lo ngại chung của tình hình lương thực thế giới có khả năng sẽ thiếu hụt, Ấn Độ đã đưa ra hạn chế cấm xuất khẩu gạo, Nga tuyên bố rút khỏi thoả thuận biển Đen cũng là tín hiệu hỗ trợ cho thị trường nông sản nói chung và gia vị thế giới nói riêng.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, vụ thu hoạch hồ tiêu vụ mùa năm 2023 của Việt Nam cơ bản đã kết thúc, sản lượng ước đạt gần 200.000 tấn, tăng 9,3% so với vụ mùa năm 2022.

Tuy nhiên, hiện nguồn cung hồ tiêu nội địa chỉ có ở một số kho và giới đầu cơ với tổng sản lượng dự kiến sẽ không còn đủ để xuất khẩu cho những tháng cuối năm nếu trung bình mỗi tháng xuất khẩu từ 15 - 20 nghìn tấn. Điều này sẽ tác động tích cực lên giá hồ tiêu đen tại thị trường nội địa.

Dự báo thị trường hồ tiêu toàn cầu sẽ tăng do nguồn cung giảm, nhu cầu tăng. Hiện nguồn cung hồ tiêu tại Việt Nam không nhiều. Tại Indonesia, sản lượng hồ tiêu năm 2022 giảm 22% so với năm 2021, dự kiến sẽ tiếp tục giảm 15% trong năm 2023.

Tại Ấn Độ, yếu tố thời tiết tại vùng sản xuất chính của nước này không thuận lợi, khiến sản lượng dự báo giảm 30 - 32%, trong khi nhu cầu hồ tiêu tại thị trường nội địa tăng đột biến khi mùa lễ hội sắp đến.

Tại Brazil, dự báo vụ mùa năm 2023, sản lượng hồ tiêu của nước này sẽ giảm khoảng 10 - 15% so với vụ mùa năm 2022. Do đó, việc thu mua hồ tiêu gặp khó khăn khi người dân có tâm lý găm giữ hàng nhiều hơn. Trong khi đó, khâu vận chuyển và xuất khẩu tại cảng Vitoria của Brazil đang gặp khó khăn.

Hoàng Hậu

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu tiêu sang thị trường Trung Quốc tăng 665% trong 7 tháng đầu năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Lấp lỗ hổng "tiền buông, hậu bỏ" ngăn hàng giả, hàng nhái
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tăng tính răn đe, dự thảo luật bổ sung xử lý hình sự, thu hồi giấy phép, công bố các vi phạm của doanh nghiệp trên nền tảng số quốc gia.
Giá vàng trong nước giảm, nhiều người tranh thủ mua vào
Ngày 16/5, thị trường vàng trong nước ghi nhận những biến động mạnh với giá liên tục đảo chiều. Mỗi đợt điều chỉnh đều ghi nhận mức tăng, giảm lên tới cả triệu đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.