0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 09/08/2023 07:51 (GMT+7)

Nhu cầu tiêu thụ cuối năm sẽ là yếu tố tích cực tăng giá hồ tiêu

Theo dõi KT&TD trên

6 tháng đầu năm, Trung Quốc đã thu mua 50.369 tấn hồ tiêu, tăng 798% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện lượng hàng Trung Quốc mua có thể đã đủ dùng trong nước nên giá hồ tiêu khó tăng trở lại. Tuy nhiên, nguồn cung thiếu hụt do mất mùa, nhu cầu tiêu thụ cuối năm sẽ là yếu tố tích cực cho giá hồ tiêu.

Lượng xuất khẩu tăng nhưng giá giảm

Ngày 8/8, tại TP HCM, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) tổ chức sơ kết tình hình ngành hàng hồ tiêu và gia vị 6 tháng đầu năm 2023 kết hợp tổ chức Hội thảo đánh giá về Hiệp định EVFTA - Cơ hội và Thách thức đối với sự phát triển bền vững ngành Hồ tiêu và gia vị Việt Nam.

Theo báo cáo của VPA, tính đến hết tháng 6/2023, Việt Nam xuất khẩu được 152.986 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 138.377 tấn, tiêu trắng đạt 14.609 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 485,9 triệu USD, tiêu đen đạt 417,9 triệu USD, tiêu trắng đạt 68,0 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu tăng 21,8% nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm 14,6%.

Xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc tăng gấp 8 lần

Nguyên nhân do giá xuất khẩu 6 tháng đầu năm giảm, chỉ 3.484 USD/tấn với tiêu đen, giảm 879 USD/tấn; 5.011 USD/tấn tiêu trắng, giảm 1.070 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

VPA cho biết trong các tháng đầu năm 2023, giá tiêu (đen) tăng dần từ mức 57.000 đồng/kg hồi tháng 1 lên tới 73.000 đồng vào tháng 5 - mức giá gần bằng năm 2022 và cao hơn năm 2021 đến 8.000 đồng/kg. Tuy nhiên, bước sang tháng 6 - 7, giá bắt đầu giảm chỉ còn 68.000 đồng/kg do một số nước sản xuất hồ tiêu lớn trên thế giới như Indonesia và Brazil bắt đầu vào vụ thu hoạch.

Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đột biến

Về thị trường, trong khi các nước Mỹ, châu Âu nhu cầu vẫn yếu thì 6 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đã thu mua 50.369 tấn hồ tiêu, tăng 798% (gần 8 lần) so với cùng kỳ năm ngoái. Với sản lượng nhập khẩu tăng đột biến, Trung Quốc đã vươn lên thành vị trí số 1, từ vị trí số 5 của cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân, Trung Quốc đã giảm mua trong 2 năm 2021-2022 nên bật tăng sau khi mở cửa trở lại.

Ngoài Trung Quốc thì Philippines cũng tăng trưởng 29% và Thổ Nhĩ Kỳ tăng 102%.

Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam trong nửa đầu năm là Mỹ, nhập khẩu 25.894 tấn, giảm 14% so với cùng kỳ; tiếp theo là Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UEA), Ấn Độ, Đức với sản lượng nhập khẩu giảm 30-40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo VPA, một trong những nước xuất khẩu hồ tiêu lớn là Brazil, hiện đang vào vụ thu hoạch và dự báo sản lượng giảm do mưa nhiều. Tương tự, tại Indonesia vụ thu hoạch bắt đầu tư tháng 7 và kéo dài đến tháng 9, sản lượng cũng thấp hơn năm 2022. Còn Ấn Độ đã kết thúc vụ thu hoạch vào tháng 4 với sản lượng giảm khoảng 9% so với năm trước.

Ngược lại, Sri Lanka tăng nhẹ và Malaysia tăng 2% diện tích và sản lượng ước đạt 23.000 tấn, tăng 5% so với năm 2022. Còn tại Việt Nam, sản lượng ước đạt 190.000 tấn, tăng 3,8% so với năm 2022.

Theo VPA, hiện lượng hàng Trung Quốc mua có thể đã đủ dùng trong nước trong ngắn hạn nên giá hồ tiêu khó tăng trở lại trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, trong khi nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường quan trọng như Mỹ, EU, Trung Quốc đang tăng thì nguồn cung hồ tiêu tại nhiều nước trên thế giới giảm do mất mùa vì thời tiết. Chính vì vậy, thị trường hồ tiêu sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm về cả giá và lượng. Tại Việt Nam, sản lượng còn lại không nhiều và dự kiến kết thúc trong tháng 8 năm nay.

Trung Anh (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Nhu cầu tiêu thụ cuối năm sẽ là yếu tố tích cực tăng giá hồ tiêu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.