0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 16/12/2023 14:40 (GMT+7)

Xuất khẩu cá tra cả năm ước đạt 1,8 tỷ USD

Theo dõi KT&TD trên

Kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả nước trong năm nay ước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2022. Nhiều giải pháp đã được các ngành chức năng, địa phương đề xuất nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu cá tra trong thời gian tới.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm nay dưới tác động của lạm phát và bất ổn chính trị, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn. Tính đến 15/11, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,6 tỷ USD, giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2022. Các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam năm nay có xu hướng giảm như Trung Quốc giảm gần 22%, Hoa Kỳ giảm hơn 53%, EU giảm hơn 17%. Riêng thị trường Đức, Anh, Brazil, Saudi Arabia tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây lại là những thị trường chiếm tỷ trọng nhỏ.

Ước tính năm nay, diện tích thả nuôi cá tra cả nước đạt khoảng 5.700ha (bằng 98% so với cùng kỳ năm ngoái); sản lượng cá tra ước khoảng 1,60 triệu tấn, tương đương với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt 1,8 tỷ USD, chỉ đạt 75% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân sụt giảm của ngành hàng cá tra năm 2023 do bất ổn chính trị và lạm phát toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản có xu hướng giảm, hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, lượng hàng tồn kho lớn. Một số quốc gia láng giềng đã phát triển sản xuất cá tra nên giảm nhập khẩu từ Việt Nam. Sản phẩm cá tra còn đơn điệu, sản phẩm giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng nhỏ nên chưa tạo ra sự cạnh tranh và giá trị thương mại lớn.

Trong khi đó, chi phí thức ăn còn chiếm tỷ trọng lớn từ 70 - 80% trong giá thành sản xuất cá tra. Một số cơ sở sản xuất giống nhưng chưa quan tâm đến việc kiểm soát chặt chẽ đàn cá bố mẹ, vẫn xảy ra tình trạng chưa tuân thủ đúng thời hạn sử dụng cá bố mẹ, tỷ lệ sống giai đoạn ương dưỡng còn thấp. Vẫn còn một số địa phương chưa thực hiện cấp giấy xác nhận nuôi cho các cơ sở nuôi nhỏ lẻ theo quy định...

Theo Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay Indonesia đã nuôi và thu hoạch 0,6 triệu tấn cá tra/năm, họ cũng đã xuất khẩu sản phẩm cá tra sang Trung Đông, Nhật Bản, Myanmar… Bên cạnh đó, Trung Quốc và Bangladesh cũng đã bắt đầu nuôi được cá tra, từ đó đã ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và tăng sự cạnh tranh của con cá tra Việt Nam. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với dấu hiệu phục hồi, dự báo sản lượng cá tra năm 2024 tăng 2,8% so năm nay; sản lượng thu hoạch trong hai quý đầu năm vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho chế biến, xuất khẩu.

Xuất khẩu cá tra cả năm ước đạt 1,8 tỷ USD

Dưới tác động của lạm phát và bất ổn chính trị, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả nước trong năm nay ước đạt 1,8 tỷ USD.

Bộ NN&PTNT cho biết, để đạt được mục tiêu sản lượng cá tra nuôi thương phẩm đạt 1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2024, các địa phương vùng ĐBSCL, nhất là tỉnh An Giang và Đồng Tháp cùng các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra cần tập trung nâng cao chất lượng cá tra giống; đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, nhiệm vụ nghiên cứu về chọn tạo các tính trạng theo nhu cầu thị trường; áp dụng công nghệ vắc xin phòng bệnh, di truyền phân tử… để nâng cao chất lượng giống cá tra, trong đó cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, nhiệm vụ nghiên cứu về chọn tạo các tính trạng (khả năng kháng bệnh, tỷ lệ phile, mùi vị sản phẩm, tỷ lệ đạm, mỡ trong sản phẩm, khả năng chịu mặn,…) theo nhu cầu thị trường; công nghệ vaccin phòng bệnh, di truyền phân tử…

Cùng với đó, khuyến khích xây dựng chuỗi liên kết từ khâu cung ứng giống, nuôi cá tra thương phẩm đến chế biến, xuất khẩu; cắt giảm chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, phát triển các sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng, đa dạng hóa sản phẩm theo các phân khúc thị trường khác nhau. Cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong nhập khẩu, sản xuất, lưu thông, sử dụng kháng sinh nguyên liệu, sử dụng thuốc thú y, chế phẩm xử lý cải tạo môi trường.

Đồng thời cần xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử đối với chuỗi xuất khẩu - nhà máy chế biến - cơ sở nuôi, ao nuôi đã được cấp mã số nhằm minh bạch thông tin. Đặc biệt, phải tận dụng một cách có hiệu quả phụ phẩm cá tra, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng sản xuất sản phẩm tiện lợi cho tiêu dùng, mở rộng thị trường trong nước, hướng tới các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, trường học. Mở rộng thị trường cần thực hiện các quy định về chứng nhận cho sản phẩm cá tra theo yêu cầu của các thị trường quốc gia Hồi giáo.

Các Hiệp hội ngành hàng cần chủ động, kịp thời phối hợp với cơ quan thẩm quyền các quốc gia nhập khẩu và các đơn vị liên quan để xử lý các rào cản kỹ thuật (nếu có); tiếp tục quan tâm, kết nối, phát triển thị trường cho sản phẩm cá tra; thường xuyên cập nhật thông tin về yêu cầu và diễn biến thị trường, kịp thời tham mưu, chia sẻ thông tin với các đơn vị có liên quan, kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra trong thời gian tới.

Đức Tuấn

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu cá tra cả năm ước đạt 1,8 tỷ USD. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.