0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 09/10/2023 20:53 (GMT+7)

Xử lý “sim rác”, vấn đề căn cơ nằm ở đâu?

Theo dõi KT&TD trên

Vấn nạn lừa đảo qua tin nhắn, cuộc gọi rác có dấu hiện gia tăng, với tần suất, sự tinh vi, mức độ táo tợn ngày càng hơn trước. Vì vậy, yêu cầu xử lý sim rác ngày càng trở nên cấp bách.

Trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý thông tin thuê bao di động đối với 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động. Qua hoạt động kiểm tra, Bộ TT&TT đã phát hiện, xử lý vi phạm hành chính đối với 39 đại lý, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền với tổng số tiền xử phạt 1,77 tỷ đồng.

Thanh tra Bộ TT&TT yêu cầu các đại lý, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền trên toàn quốc thực hiện nghiêm việc rà soát, chấm dứt ngay hoạt động đăng ký, kích hoạt, mua, bán SIM không đúng quy định của pháp luật. Chỉ tiếp nhận, đăng ký thông tin thuê bao sau khi kiểm tra, đối chiếu chính xác thông tin của cá nhân, tổ chức đến thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; từ chối giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với các cá nhân, tổ chức xuất trình giấy tờ không đúng quy định. Bảo đảm bí mật thông tin thuê bao đúng quy định của pháp luật; không được thu thập, sử dụng, phát tán trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác...

Xử lý “sim rác”, vấn đề căn cơ nằm ở đâu? - Ảnh 1
Vấn nạn lừa đảo qua tin nhắn, cuộc gọi rác có dấu hiện gia tăng, với tần suất, sự tinh vi, mức độ táo tợn ngày càng hơn trước. (Ảnh minh họa)

Thanh tra Bộ TT&TT cùng các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm các đại lý, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền vi phạm pháp luật về quản lý thông tin thuê bao di động. Đồng thời sẽ xem xét việc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp đã bị xử lý vi phạm nhưng tiếp tục tái phạm; các trường hợp sử dụng trái phép thông tin của tổ chức, cá nhân để đăng ký SIM, mua, bán SIM đã đăng ký trước thông tin thuê bao với số lượng lớn.

Tuy nhiên, theo báo cáo 6 tháng đầu năm của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, hai cổng chongthurac.vn và thongbaorac.ais.gov.vn vẫn nhận hàng trăm nghìn lượt phản ánh của người dân về cuộc gọi rác. Số vụ lừa đảo trực tuyến tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 37,82 % so với 6 tháng cuối 2022.

Theo Bộ TT&TT, thời gian qua hoạt động mua bán sim rác vẫn diễn ra phổ biến. Điều này dẫn đến tình trạng bùng phát cuộc gọi quấy rối, khủng bố đòi nợ, lừa đảo, xúc phạm, gây mất trật tự an toàn xã hội, khiến nhiều người bị thiệt hại tài sản.

Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Viễn thông, Bộ TT&TT, cho biết sau khi chuẩn hóa thuê bao, cơ quan chức năng bắt đầu kiểm tra cá nhân, tổ chức sở hữu nhiều sim.

Từ cuối 2022, Bộ TT&TT công bố ba công đoạn lớn trong việc giải quyết sim rác. Đầu tiên, đảm bảo toàn bộ thuê bao có thông tin. Tiếp đến, đảm bảo thông tin chính xác bằng việc đối soát với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cuối cùng là xử lý tình trạng sim không chính chủ.

Đến nay, nhà mạng đã hoàn thành hai công đoạn. Bước cuối là đảm bảo thuê bao dùng sim chính chủ. "Khi mọi người đều dùng sim chính chủ, từ số thuê bao có thể tra thông tin cá nhân và ngược lại. Điều này giúp phát hiện và xử lý tổ chức, cá nhân sử dụng sim thực hiện hành vi vi phạm, gây ảnh hưởng xấu với xã hội", đại diện Bộ cho biết hồi tháng 4.

Tuy nhiên, để giải quyết vấn nạn sim rác này, bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan quản lý và các nhà cung cấp dịch vụ, cần phải có sự chung tay của người sử dụng. Tỷ lệ phản hồi của khách hàng chính là cơ sở, căn cứ để nhà mạng tìm ra và chặn đứng cuộc gọi rác. Với các nhà mạng, ngoài cam kết, cần có quyết tâm trong việc nâng cao hiệu quả quản lý thông tin thuê bao di động, ngăn chặn và xử lý cuộc gọi rác, đảm bảo quyền lợi khách hàng.

Hoài Thu

Bạn đang đọc bài viết Xử lý “sim rác”, vấn đề căn cơ nằm ở đâu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

An toàn thực phẩm bắt đầu từ bạn: 5 nguyên tắc vàng cần ghi nhớ
Trong cuộc sống hàng ngày, an toàn thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người và cộng đồng. Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 600 triệu người mắc bệnh do thực phẩm không an toàn và 420.000 người tử vong vì nguyên nhân này.
Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.