0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 19/09/2023 06:34 (GMT+7)

Bất ngờ khi thông tin VinFast tăng lên 42 tỷ USD, vượt cả hãng xe điện nổi tiếng Trung Quốc

Theo dõi KT&TD trên

Cổ phiếu VinFast bất ngờ tăng tiếp khi mở đầu phiên giao dịch ngày 18/9 trên sàn chứng khoán Nasdaq. Vốn hóa hãng xe của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lên gần 42 tỷ USD, vượt hãng xe Li Auto của Trung Quốc.

Mở cửa phiên giao dịch chính thức ngày 18/9 trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ (tối 18/9 giờ Việt Nam), cổ phiếu VinFast Auto (VFS) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tăng phiên thứ 2 liên tiếp. Qua đó giữ được vốn hóa ở trên ngưỡng 42 tỷ USD.

Bất ngờ khi thông tin VinFast tăng lên 42 tỷ USD, vượt cả hãng xe điện nổi tiếng Trung Quốc - Ảnh 1

Cụ thể, tính tới 20h40 ngày 18/9 (giờ Việt Nam), cổ phiếu VFS tăng 2,7% so với phiên liền trước lên 18 USD/cp.

Mức giá này còn thấp hơn khá nhiều so với mức giá chào sàn hơn 37 USD/cp ngày 15/8. Tuy nhiên, vốn hóa của VinFast đã tăng trở lại lên gần 42 tỷ USD, vươn lên xếp thứ 13 trong làng xe hơi thế giới, vượt hãng xe Li Auto của Trung Quốc.

Trước đó, cổ phiếu VinFast từng lên mức giá 93 USD/cp trong phiên giao dịch ngày 28/8. Vốn hóa của VinFast khi đó đạt gần 210 tỷ USD.

Hãng xe điện có vốn hóa lớn nhất thế giới hiện vẫn là Tesla của tỷ phú Elon Musk (838 tỷ USD) và tiếp sau là hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc là BYD (96,8 tỷ USD).

Hãng xe của Trung Quốc Li Auto (trụ sở ở Bắc Kinh) có vốn hóa 39,6 tỷ USD. Trong khi đó, trong 7 phiên qua, cổ phiếu VinFast khá ổn định quanh mức giá 16-18 USD/cp.

Theo thông báo giao dịch gửi HoSE ngày 18/9, ông Phạm Nhật Vượng đang sở hữu chi phối cổ phần tại Tập đoàn Đầu tư Việt Nam. Hiện công ty này không nắm giữ cổ phiếu VHM nào. Nếu hoàn tất giao dịch, Tập đoàn Đầu tư Việt Nam sẽ có tỷ lệ sở hữu tại Vinhomes là 0,37% vốn điều lệ.

Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ 21/9-20/10 bằng phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận.

Bạn đang đọc bài viết Bất ngờ khi thông tin VinFast tăng lên 42 tỷ USD, vượt cả hãng xe điện nổi tiếng Trung Quốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.