0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 29/09/2024 09:48 (GMT+7)

Xử lý công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn thế nào?

Theo dõi KT&TD trên

Tại dự thảo Thông tư quy định về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất quy định mới về xử lý đối với công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng.

Xử lý công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn thế nào?
Trường hợp công trình đường sắt xảy ra sự cố trong quá trình khai thác, sử dụng, việc giải quyết sự cố thực hiện theo quy định tại Chương VI Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hiện hành, việc xử lý đối với công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng được quy định như sau:

Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt khi được Nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng có trách nhiệm: Thường xuyên theo dõi, tuần, gác, kiểm tra, quan trắc để kịp thời phát hiện công trình, bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình hư hỏng, xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng. Khi phát hiện công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng phải có trách nhiệm báo cáo ngay về Cục Đường sắt Việt Nam; đồng thời thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Khi phát hiện hoặc nhận được báo cáo về công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất biện pháp xử lý để Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Trường hợp công trình đường sắt xảy ra sự cố trong quá trình khai thác, sử dụng, việc giải quyết sự cố thực hiện theo quy định tại Chương VI Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Xử lý công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn

Tại dự thảo, Bộ Giao thông vận tải đề xuất quy định xử lý đối với công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng như sau:

Trong quá trình thực hiện bảo trì công trình đường sắt, tổ chức được giao quản lý, sử dụng và khai thác tài sản, đơn vị trực tiếp thực hiện bảo trì công trình phải kịp thời phát hiện công trình, bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình đường sắt hư hỏng, xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng để xử lý theo quy định.

Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về công trình, bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình đường sắt hư hỏng, xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, tổ chức được giao quản lý, sử dụng và khai thác tài sản có trách nhiệm: 1- Quyết định biện pháp khẩn cấp và tổ chức xử lý để bảo đảm an toàn chạy tàu; 2- Tổ chức kiểm tra công trình, lập báo cáo gửi Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải và đề xuất tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết), quan trắc công trình và sửa chữa đột xuất công trình.

Khi phát hiện hoặc nhận được báo cáo về công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất biện pháp xử lý báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Trường hợp công trình đường sắt xảy ra sự cố trong quá trình khai thác, sử dụng, việc giải quyết sự cố thực hiện như sau: 1- Tổ chức được giao quản lý, sử dụng và khai thác tài sản quyết định biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn chạy tàu; tổ chức kiểm tra công trình, lập báo cáo gửi Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải và đề xuất biện pháp xử lý; 2- Khi nhận được báo cáo về sự cố công trình đường sắt, Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất biện pháp xử lý báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Bạn đang đọc bài viết Xử lý công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách mới từ tháng 10 năm 2024 như Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công.
Bắt khẩn cấp nhân viên ngân hàng
Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc, Kiên Giang bắt khẩn cấp và khám xét nơi ở của Lê Văn Đức vì đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tạm giữ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua huy động tiền đầu tư bất động sản
Nguyễn Thị Thoan thông tin tới nạn nhân về việc Thoan có một người anh trai làm ăn giỏi trong lĩnh vực đầu tư bất động sản đang có nhu cầu tìm người góp vốn chung. Tin tưởng Thoan, nạn nhân đã chuyển hơn 7,2 tỷ đồng đầu tư. Toàn bộ số tiền trên Thoan đã lừa đảo chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân.

Tin mới

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách mới từ tháng 10 năm 2024 như Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công.
5 lý do nên dùng lá chuối gói thực phẩm hằng ngày
Việc gói thực phẩm bằng lá chuối đã trở thành một truyền thống lâu đời trong ẩm thực Việt Nam. Không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, lá chuối còn thể hiện sự thân thiện với môi trường. Hãy cùng khám phá những lợi ích tuyệt vời mà lá chuối mang lại cho sức khỏe và cuộc sống hằng ngày.
Vàng nhẫn liên tục lập đỉnh mới
Giá vàng nhẫn trên thị trường Việt Nam đang trải qua những biến động mạnh mẽ, liên tục phá đỉnh và đạt mức cao kỷ lục. Sự gia tăng chóng mặt của giá vàng nhẫn không chỉ phản ánh những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính trong nước mà còn chịu ảnh hưởng từ bối cảnh kinh tế toàn cầu.