0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 04/06/2023 10:29 (GMT+7)

Xây dựng, quản lý khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng

Theo dõi KT&TD trên

Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là tập hợp thông tin về quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng, công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam, trừ dự án đầu tư xây dựng, công trình xây dựng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và bí mật Nhà nước.

Xây dựng, quản lý khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng
Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là tập hợp thông tin về quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng, công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam…

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng.

Dự thảo nêu rõ, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm: Thông tin về quy hoạch; thông tin về dự án đầu tư xây dựng, công trình xây dựng; thông tin về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng theo quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được xây dựng, quản lý tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời; duy trì hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt đáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật. Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được lưu trữ lâu dài, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin.

Việc xây dựng, quản lý khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Luật Tiếp cận thông tin; quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Khai thác, sử dụng và bảo vệ dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng

Theo dự thảo, Bộ Xây dựng khai thác, sử dụng dữ liệu phục vụ quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng.

Văn phòng Chính phủ khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Thông tin và Truyền thông khai thác, sử dụng dữ liệu để kết hợp với các nguồn dữ liệu khác phục vụ mục đích tham mưu, hỗ trợ ban hành chính sách trong xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụ khai thác, sử dụng dữ liệu phục vụ các hoạt động quản lý Nhà nước theo thẩm quyền.

Tổ chức và cá nhân được phép khai thác và sử dụng thông tin theo quy định của pháp luật.

Về cách thức khai thác, sử dụng dữ liệu, dự thảo Nghị định nêu rõ, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng qua Cổng dữ liệu quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng hoặc các hình thức khác do cơ quan có thẩm quyền cung cấp.

Tổ chức và cá nhân có quyền trích xuất thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng. Dữ liệu trích xuất được ký số của Bộ Xây dựng và có giá trị như văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cung cấp.

Cơ quan Nhà nước, tổ chức không được yêu cầu cá nhân cung cấp các giấy tờ, thông tin đã có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng.

Quản lý, bảo vệ Cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu được quản lý, bảo vệ chặt chẽ, an toàn theo quy định của pháp luật.

Cơ quan được giao quản lý Cơ sở dữ liệu có trách nhiệm xây dựng các giải pháp kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ, quy định về việc quản lý Cơ sở dữ liệu, vận hành hệ thống, lưu trữ dữ liệu, kiểm tra hệ thống và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, dữ liệu.

Việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và việc kiểm tra, đánh giá, duy trì dữ liệu được thực hiện theo các quy định của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

Để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định trước khi thẩm định và ban hành, Bộ Xây dựng đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức và bạn đọc tham gia góp ý kiến cho dự thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng.

Văn bản góp ý đề nghị gửi về Cục Quản lý hoạt động xây dựng, 37 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội (kèm theo bản điện tử tới địa chỉ email: [email protected]), trước ngày 20/6/2023 để tổng hợp, hoàn thiện dự thảo Nghị định.

Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm: Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng.

Tuệ Minh

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng, quản lý khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Trong phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng miếng SJC đang được các thương hiệu niêm yết ở ngưỡng 99,4 - 102,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng.

Tin mới

Chứng khoán giảm mạnh sau tin Chính phủ Mỹ áp thuế mới
Sáng nay, thị trường ngập trong sắc đỏ, VN-Index có tới gần 500 mã giảm giá, trong đó có 177 mã giảm sàn. Kết phiên sáng, chỉ số VN-Index rơi tự do mất hơn 82,28 điểm về ngưỡng 1.235,55 điểm. Chỉ số VN30 cũng mất hơn 85 điểm, HNX mất hơn 16 điểm về ngưỡng 221,37 điểm.
Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.