0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 08/02/2024 07:43 (GMT+7)

VNDIRECT, Vietcap cùng hàng loạt công ty chứng khoán nhận án phạt từ UBCKNN

Theo dõi KT&TD trên

VNDIRECT, Vietcap cùng hàng loạt công ty chứng khoán bị UBCKNN phạt hàng trăm triệu đồng, thậm chí có trường hợp lên đến cả tỷ đồng.

tm-img-alt
Viết miêu tả ảnh ở đây

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã ban hành Quyết định số 163/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Chứng khoán VNDIRECT. Theo đó, phạt tiền 250 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Cung cấp các dịch vụ chứng khoán hoặc dịch vụ khác phải báo cáo UBCKNN trước khi thực hiện nhưng chưa báo cáo UBCKNN, khi chưa có ý kiến bằng văn bản của UBCKNN.

Cụ thể, VNDIRECT phối hợp với bên thứ ba cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền giao dịch mua chứng khoán/rút tiền khi chưa báo cáo UBCKNN, khi chưa có ý kiến bằng văn bản của UBCKNN.

Đồng thời, phạt tiền 125 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Vi phạm quy định về nhận lệnh và thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng (tại một số ngày VNDIRECT cho khách hàng đặt lệnh mua chứng khoán khi tài khoản không đủ tiền tại thời điểm đặt lệnh).

Cùng với đó, phạt tiền 175 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của khách hàng.

Ngoài ra, phạt tiền 92,5 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

Cụ thể, Công ty không công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của UBCKNN và trang thông tin điện tử của Công ty đối với các Quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) số 447-2/2021/QĐ-HĐQT ngày 15/7/2021, số 198-1/2022/QĐ-HĐQT ngày 15/3/2022, các Quyết định của Chủ tịch HĐQT số 273-1/2022/QĐ-CTHĐQT ngày 25/4/2022, số 130-1/2022/QĐ-CTHĐQT ngày 08/03/2022; Công ty không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội đối với Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2020, Báo cáo tài chính năm 2020, Báo cáo tình hình sử dụng vốn phát hành trái phiếu năm 2020.

Tổng mức phạt tiền đối với VNDIRECT là 642,5 triệu đồng.

Không chỉ VNDIRECT, hàng loạt công ty chứng khoán cũng nhận án phạt từ UBKCNN. Tiêu biểu là Công ty Chứng khoán Vietcap.

Theo đó, Vietcap bị phạt tiền 137,5 triệu đồng do cho khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ vượt quá sức mua hiện có trên tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng.

Vietcap cũng bị phạt 65 triệu đồng do bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán thực hiện nghiệp vụ, vị trí mà theo quy định pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán Cụ thể, Công ty đã bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán vào vị trí Giám đốc phòng Giao dịch Chứng khoán - Khách hàng tổ chức và Phó giám đốc phòng trái phiếu; bố trí một số nhân viên chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán thực hiện ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán với khách hàng với vai trò là nhân viên tự vấn mở tài khoản.

Đồng thời, phạt tiền 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin trên chuyên trang thông tin trái phiếu doanh nghiệp Cbonds của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với Báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022 và 6 tháng năm 2023; công bố thông tin không đúng thời hạn Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022.

Tổng số tiền phạt đối với Vietcap là 295 triệu đồng.

VNDIRECT, Vietcap cùng hàng loạt công ty chứng khoán nhận án phạt từ UBCKNN
Vietcap bị UBCKNN phạt tổng cộng 295 triệu đồng

Cùng đợt với VNDIRECT và Vietcap còn có Công ty Chứng khoán BOS. Cụ thể, BOS bị phạt tiền 137,5 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Vi phạm quy định về nhận lệnh và thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng (Công ty cho một số khách hàng đặt lệnh mua chứng khoán khi không có đủ tiền trên tài khoản giao dịch chứng khoán tại thời điểm đặt lệnh).

Cùng với đó, phạt tiền 187,5 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Vi phạm quy định về hạn chế cho vay (Công ty cho một số khách hàng vay tiền để thực hiện thanh toán lệnh mua tại ngày thực hiện thanh toán bù trừ).

Bên cạnh đó, phạt tiền 92,5 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động của công ty chứng khoán (Công ty không lưu giữ bằng chứng chứng minh đặt lệnh của một số khách hàng).

Đồng thời, phạt tiền 275 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán khi chưa được UBCKNN chấp thuận bằng văn bản.

Đặc biệt, phạt tiền 137,5 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Vi phạm quy định về hạn chế giao dịch ký quỹ.

Cụ thể, Công ty mở tài khoản giao dịch ký quỹ và thực hiện giải ngân cho vay giao dịch ký quỹ cho người có liên quan với người nội bộ của Công ty: (1) Công ty cổ phần Tập đoàn FLC là người có liên quan đối với bà Hương Trần Kiều Dung (bà Hương Trần Kiều Dung là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần chứng khoán BOS, đồng thời là Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC); (2) Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và đầu tư phát triển Thịnh Phát là người có liên quan đến bà Trịnh Thị Thúy Nga (bà Trịnh Thị Thúy Nga là thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán BOS); (3) Ông Nguyễn Văn Hiện là người có liên quan đến bà Trịnh Thị Thúy Nga - Thành viên HĐQT (bố chồng); (4) Bà Nguyễn Thị Toàn là người có liên quan đến bà Trịnh Thị Thúy Nga - Thành viên HĐQT (mẹ chồng)).

Song song với đó, phạt tiền 92,5 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật (Công ty không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu: Nghị quyết HĐQT số 12/2021/NQ-HĐQT-BOS ngày 25/11/2021 thông qua chi tiết phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ và một số nội dung liên quan đến đợt phát hành và Nghị quyết HĐQT số 02/2021/NQ-HĐQT-BOS ngày 08/02/2021 thông qua chủ trương mua công ty quản lý quỹ làm công ty con, Báo cáo tài chính (BCTC) Quý I, II, III, IV/2022; BCTC bán niên soát xét năm 2022; BCTC kiểm toán năm 2022; Báo cáo thường niên năm 2022; BCTC Quý I/2023).

Và phạt tiền 65 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật (Công ty đã thực hiện công bố thông tin Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2021 và Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021 có nội dung không đầy đủ (Công ty có phát sinh giao dịch với bên liên quan (cho vay giao dịch ký quỹ) gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư Phát triển Thịnh Phát, ông Nguyễn Văn Hiện, bà Nguyễn Thị Toàn; tuy nhiên, Công ty không trình bày các giao dịch với bên liên quan tại báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2021 và báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021).

Ngoài ra, phạt tiền 92,5 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm: Không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo theo quy định pháp luật (Công ty không có các báo cáo kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền năm 2019 và năm 2020 gửi Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Tổng mức phạt tiền đối với BOS lên tới 1,08 triệu đồng.

Công ty Chứng khoán Stanley Brothers, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) và Công ty Chứng khoán Hòa Bình cũng bị UBCKNN phạt lần lượt 450 triệu đồng, 395 triệu đồng và 92,5 triệu đồng.

Bằng Lai

Bạn đang đọc bài viết VNDIRECT, Vietcap cùng hàng loạt công ty chứng khoán nhận án phạt từ UBCKNN. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cộng Cà phê: Hành trình từ quán nhỏ đến thương hiệu Quốc tế
Hành trình của Cộng Cà Phê từ một quán nhỏ đến một thương hiệu toàn cầu là một câu chuyện đầy cảm hứng. Với sự khác biệt, sáng tạo và kiên trì, Cộng Cà Phê đã chứng minh rằng ngay cả với vốn điều lệ nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể đạt được những thành công lớn

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).