0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 20/09/2023 14:53 (GMT+7)

Việt Nam có nền tảng phát triển kinh tế số mạnh mẽ, nhưng kỹ năng số còn hạn chế

Theo dõi KT&TD trên

Việt Nam sở hữu một nền tảng mạnh để phát triển kinh tế số với tỷ lệ người dân sử dụng Internet cao, nhưng vẫn còn một số thách thức cần giải quyết, bao gồm kỹ năng số và hạ tầng.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền tảng phát triển kinh tế số mạnh mẽ nhất khu vực. Theo báo cáo của World Bank, tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng Internet là 78,6%, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ bình quân toàn cầu. Cùng với đó là 100% dân số được phổ cập sóng di động tối thiểu là 4G, 79% người dân sử dụng điện thoại di động. Trong khối các nước thuộc thị trường mới nổi, Việt Nam đứng đầu về độ thâm nhập của băng rộng cố định với các hộ gia đình.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang bị tụt hậu về kỹ năng số. Theo chuyên gia Toni Eliasz của World Bank, những hoạt động trực tuyến có hiệu quả nhất đều cần có máy tính. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mặc dù tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet là 85% thì tỷ lệ hộ gia đình có một chiếc máy tính trong nhà chỉ là 28%.

Bất chấp sự phổ biến rộng rãi của các công nghệ cơ bản thì các công nghệ tiên tiến như đám mây (Cloud), robot và phân tích dữ liệu lớn (big data analytics) vẫn còn rất “non trẻ” ở Việt Nam.

Việt Nam có nền tảng phát triển kinh tế số mạnh mẽ, nhưng kỹ năng số còn hạn chế - Ảnh 1

Để phát huy tối đa tiềm năng phát triển kinh tế số, Việt Nam cần tập trung giải quyết các vấn đề về kỹ năng số. Cụ thể, cần:

+ Thúc đẩy việc sử dụng máy tính trong hộ gia đình và áp dụng công nghệ số tiên tiến tại các doanh nghiệp.+ Nâng cao cơ sở hạ tầng dữ liệu số của Việt Nam lên vị thế top những quốc gia có hiệu suất cao nhất.+ Đầu tư kỹ năng số nâng cao để giải quyết nhu cầu thị trường.

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng sức mạnh của AI tạo sinh

Ông Nguyễn Vũ Anh, CEO Cốc Cốc, cho rằng có nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng sức mạnh của AI tạo sinh để bứt phá trong thời gian tới.

AI tạo sinh là một loại mô hình ngôn ngữ lớn (LLM - Large Language Models). 3 lĩnh vực mà nó đem lại giá trị lớn nhất là Sáng tạo nội dung trong Marketing, Viết phần mềm (Software engineering) và Phân tích dữ liệu.

Ông Nguyễn Vũ Anh gợi ý các doanh nghiệp Việt Nam có thể cân nhắc triển khai các công cụ Generative AI để tăng năng suất trong nội bộ, với 3 nhóm lĩnh vực: Tiếp thị, Kỹ thuật phần mềm và Phân tích dữ liệu.

Theo ông Nguyễn Vũ Anh, đây là thời điểm tốt nhất để các doanh nghiệp Việt Nam tích cực sử dụng AI tạo sinh. Cơ hội bứt phá cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và đột phá tăng trưởng sẽ thuộc về doanh nghiệp nào sớm thấu hiểu và biết cách khai phá, tận dụng sức mạnh của nó.

Bảo An

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam có nền tảng phát triển kinh tế số mạnh mẽ, nhưng kỹ năng số còn hạn chế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông nghiệp số – lối ra mới cho kinh tế Nông thôn
Ngày nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nông nghiệp không còn là ngoại lệ. Khái niệm Nông nghiệp số đang nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn, mở ra những con đường mới và mang lại sức sống cho kinh tế nông thôn Việt Nam.

Tin mới

Từ ngày 1/7, mức phạt chậm nộp tờ khai thuế có thể lên tới 25 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2020, hành vi chậm nộp tờ khai thuế bị xử phạt theo các mức tăng dần, tùy thuộc vào thời gian chậm trễ và mức độ vi phạm. Đây là quy định quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.