0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 27/09/2023 09:32 (GMT+7)

Vì sao tỷ giá ngân hàng cao hơn thị trường tự do?

Theo dõi KT&TD trên

Có một hiện tượng đáng chú ý trên thị trường ngoại tệ là tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do gần đây thấp hơn đáng kể so với tỷ giá tại các ngân hàng. Diễn biến bất thường này nhiều khả năng là do hoạt động đầu cơ chênh lệch tỷ giá từ các nhà băng.

tm-img-alt

Trước đây, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do thường cao hơn tỷ giá USD ở các ngân hàng thương mại.

Nhưng từ tháng 8 lại đây, khi tỷ giá tăng nóng, một diễn biến lạ trên thị trường ngoại tệ là tỷ giá VND/USD qua kênh ngân hàng thường cao hơn thị trường tự do. Đáng chú ý, từ tháng 9 đến nay, chênh lệch giá bán USD giữa thị trường chính thức và tự do khá lớn, có phiên tới 150-250 đồng.

Đơn cử, vào trưa 26/9, khi giá mua - bán USD tại các ngân hàng thương mại dao động quanh vùng 24.187-24.610 đồng/USD thì giá USD tự do được giao dịch phổ biến quanh mức 24.350-24.450 đồng/USD (mua vào - bán ra).

Như vậy, giá bán USD tại thị trường tự do vẫn thấp hơn giá bán USD tại các ngân hàng thương mại tới 160 đồng/USD.

Hay tại phiên giao dịch ngày 18/9, giá USD tại các ngân hàng thương mại dao động quanh vùng 24.131-24.530 đồng/USD (mua vào - bán ra) thì giá USD tự do được mua - bán quanh mức 24.220-24.280 đồng/USD. Có nghĩa, giá bán USD tại các ngân hàng thương mại trong phiên này cao hơn giá bán USD tại thị trường tự do tới 250 đồng/USD.

Việc các ngân hàng đẩy giá bán USD lên cao hơn cả thị trường tự do, theo một số chuyên gia là do hoạt động đầu cơ chênh lệch tỷ giá từ các nhà băng.

Nhận định về diễn biến khá bất thường trên, SSI Research cho rằng, việc chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường ngân hàng và chợ đen và mức độ biến động phản ánh chênh lệch cung - cầu đang nghiêng nhiều trên thị trường liên ngân hàng nhiều khả năng là do hoạt động đầu cơ chênh lệch tỷ giá từ các ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, theo công ty chứng khoán này, biến động của VND nghiêng nhiều về yếu tố mùa vụ và việc duy trì chính sách tiền tệ không cùng pha với nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới trước áp lực kiểm soát lạm phát. Đây là yếu tố tạo ra áp lực lớn hơn đối với tỷ giá trong quý III.

Song vị thế của NHNN tương đối khác so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái nhờ lượng dự trữ ngoại hối đã được bổ sung trong giai đoạn 6 tháng đầu năm. Thêm vào đó, nguồn cung ngoại tệ tích cực như FDI giải ngân 8 tháng đạt 13,1 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ; cán cân thương mại cũng ước tính đạt thặng dư kỷ lục ở mức 19,9 tỷ USD.

Theo SSI Research, động thái phát hành tín phiếu của NHNN có thể được xem như là cách thức nhằm điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống và là hoạt động thường thấy từ các ngân hàng trung ương.

Động thái trên không đồng nghĩa với việc NHNN đã thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh tăng trưởng GDP vẫn đang kỳ vọng chưa có sự bứt phá và lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát (thấp hơn lạm phát mục tiêu của Chính phủ), SSI Research không đánh giá cao khả năng NHNN sẽ đảo chiều chính sách tiền tệ mà nghiêng nhiều về việc thận trọng duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát.

Theo các chuyên gia phân tích của Yuanta Việt Nam, tăng lãi suất, bán USD hoặc hút tiền đồng về là ba giải pháp mà nhà điều hành có thể cân nhắc sử dụng để hạ nhiệt tỷ giá. Tuy nhiên, việc hút bớt tiền đồng sẽ được nhà điều hành ưu tiên lựa chọn trong bối cảnh hiện tại.

Xung quanh vấn đề lãi suất - tỷ giá, trong các phát ngôn về chính sách gần đây, các lãnh đạo của NHNN cũng liên tục đề cập đến sự cân bằng giữa hai chỉ số này.

Tại cuộc họp với các doanh nghiệp diễn ra vào ngày 21/9, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định NHNN đang theo dõi rất sát tỷ giá, hàng ngày, hàng giờ để có thể điều hành phù hợp.

Linh Anh

Bạn đang đọc bài viết Vì sao tỷ giá ngân hàng cao hơn thị trường tự do?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.