0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 24/09/2023 15:36 (GMT+7)

Dòng chảy “lạ” của tiền: Khi cần tiền, Công ty Thuận Thành tăng mạnh vốn rồi mới vay ngân hàng

Theo dõi KT&TD trên

Đang có dòng chảy rất “lạ” từ ngân hàng vào doanh nghiệp. Đó là mỗi lần cần tiền, Công ty Thuận Thành lại tăng sốc vốn của doanh nghiệp và tài sản đảm bảo rồi mới đi vay ngân hàng.

Dòng chảy “lạ” của tiền: Khi cần tiền, Công ty Thuận Thành tăng mạnh vốn rồi mới vay ngân hàng
Công ty Thuận Thành ký hợp đồng với PVComBank, giá trị hợp đồng là 800 tỷ đồng vào ngày 21/8/2023 được cho là có liên quan đến lô trái phiếu 800 tỷ đồng vừa phát hành (ảnh minh họa).

Công ty TNHH Đầu tư nhà ở xã hội Thuận Thành (Công ty Thuận Thành) vốn là đơn vị nhỏ trong ngành Bất động sản với vốn điều lệ chỉ đạt hơn 20 tỷ đồng trong nhiều năm liền. Thế nhưng, trước thềm phát hành lô trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng (ngày 21/8/2023), công ty nhiều lần tăng vốn điều lệ, từ mức chỉ 23,2 tỷ đồng lên 202 tỷ đồng. Nhờ đó, dư nợ trái phiếu/vốn điều lệ giảm mạnh từ 34,5 lần xuống chỉ còn 4 lần.

Không chỉ có vậy, trước khi ký hợp đồng trị giá 800 tỷ đồng với Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam, Công ty Thuận Thành đã mạnh tay tăng vốn điều lệ của “tài sản đảm bảo”.

Tăng gấp 6 lần tài sản đảm bảo trước khi vay vốn tại ngân hàng

Ngày 21/8/2023, Công ty Thuận Thành phát hành thành công lô trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng nhưng thông tin các bên thu xếp vốn không được công bố. Tuy nhiên, cũng trong ngày 21/8, Công ty Thuận Thành ký hợp đồng với ngân hàng PVComBank cũng trị giá 800 tỷ đồng. Vì vậy, PVComBank được tin là có liên quan đến đợt phát hành trái phiếu kể trên.

Cụ thể, ngày 21/8/2023, Công ty Thuận Thành ký hợp đồng với PVComBank. Giá trị hợp đồng là 800 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo là “Toàn bộ quyền tài sản của Bên bảo đảm phát sinh từ Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 01/2023 ký ngày 02/08/2023 giữa Bên bảo đảm với ông Vũ Việt Cường và các phụ lục Hợp đồng kèm theo (nếu có) liên quan đến việc chuyển nhượng 86,219% phần vốn góp của ông Ông Vũ Việt Cường tại Công ty TNHH Hoàng Gia”.

Thế nhưng, chỉ trước đó 20 ngày, vào ngày 1/8/2023, Công ty Hoàng Gia đã tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 1.161 tỷ đồng (tương ứng mức tăng 6 lần). Ở thời điểm này, cơ cấu cổ đông của Công ty TNHH Hoàng Gia bao gồm: Công ty TNHH Đầu tư nhà ở xã hội Thuận Thành (sở hữu 13,781%, tương đương 160 tỷ đồng) và ông Vũ Việt Cường (sở hữu 86,219%, tương đương 1.001 tỷ đồng).

Với việc chỉ sở hữu lượng cổ phần tương đương 160 tỷ đồng tại Công ty TNHH Hoàng Gia (thậm chí còn đã cầm cố trước đó), Công ty Thuận Thành không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo. Chính vì vậy, chỉ sau đó 1 ngày, tức là tới 2/8/2023, ông Vũ Việt Cường đã chuyển nhượng toàn bộ 86,219% cổ phần Công ty TNHH Hoàng Gia của ông cho Công ty Thuận Thành để công ty mang đi làm tài sản đảm bảo. Nếu Công ty TNHH Hoàng Gia không tăng vốn từ 200 tỷ đồng lên 1.161 tỷ đồng trong ngày 1/8 thì tài sản đảm bảo này quá thấp so với khoản vay trị giá 800 tỷ đồng.

Mua tài sản đảm bảo 2 ngày trước khi hợp đồng vay vốn có hiệu lực

Đây không phải lần đầu tiên Công ty Thuận Thành “thần tốc” trong việc đáp ứng được tiêu chuẩn về tài sản đảm bảo. Trước đó, trong hợp đồng vay với PVComBank hồi cuối tháng 4/2023, công ty này cũng đã hoàn thiện rất nhanh tài sản đảm bảo.

Cụ thể, ngày 27/4/2023, hợp đồng giữa Công ty Thuận Thành và PVComBank – Chi nhánh Bắc Ninh có hiệu lực. Tài sản bảo đảm là toàn bộ phần vốn góp của Bên bảo đảm (trị giá 160 tỷ đồng) tại Công ty TNHH Hoàng Gia.

Thế nhưng, cần phải nhấn mạnh rằng tới cuối tháng 4/2023, vốn điều lệ của Công ty TNHH Hoàng Gia là 200 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm: ông Nguyễn Văn Trung (sở hữu 70% vốn, tương đương 140 tỷ đồng), ông Vũ Việt Cường (sở hữu 20% vốn, tương đương 40 tỷ đồng) và ông Nguyễn Văn Quế (sở hữu 10% vốn, tương đương 20 tỷ đồng).

Tại ngày 25/4/2023, nghĩa là chỉ 2 ngày trước khi hợp đồng vay vốn với của Công ty Thuận Thành với PVCombank có hiệu lực, Công ty Thuận Thành mới gom được 80% vốn của Công ty TNHH Hoàng Gia từ tay ông Nguyễn Văn Trung và ông Nguyễn Văn Quế.

Có thể thấy, chỉ 2 ngày sau khi trở thành chủ nhân của tài sản đảm bảo (cổ phần tại Công ty TNHH Hoàng Gia), Công ty Thuận Thành đã mang đi cầm cố tại PVComBank và hợp đồng được ký kết nhanh chóng.

Đó chưa phải vấn đề duy nhất. Công ty TNHH Hoàng Gia không có hoạt động kinh doanh tốt. Dù sở hữu vốn điều lệ hơn 200 tỷ đồng nhưng từ năm 2019 đến 2021, công ty ghi nhận lợi nhuận 0 đồng. Trước đó, năm 2017 và 2018, công ty lỗ 1,4 tỷ đồng và 2 tỷ đồng.

Bạn đang đọc bài viết Dòng chảy “lạ” của tiền: Khi cần tiền, Công ty Thuận Thành tăng mạnh vốn rồi mới vay ngân hàng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank
Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.
HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.