0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 16/08/2023 15:40 (GMT+7)

Truy tìm nguồn gốc lô thuốc kháng sinh giả lấy tại chợ thuốc lớn nhất Miền Bắc

Theo dõi KT&TD trên

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 9032/QLD-CL gửi Sở Y tế Hà Nội về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra thuốc giả Cefixim 200. Mẫu thuốc kháng sinh trên được lấy tại một quầy ở chợ thuốc Hapulico và phát hiện không đạt yêu cầu chất lượng.

Truy tìm nguồn gốc lô thuốc kháng sinh giả lấy tại chợ thuốc lớn nhất Miền Bắc
Truy tìm nguồn gốc thuốc giả Cefixim 200. (Ảnh minh họa).

Cụ thể, Cục Quản lý Dược nhận được Văn thư số 1455/KNTMPTP-KHTCKT đề ngày 14/8/2023 của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội gửi kèm Phiếu kiểm nghiệm số 1283/KNT-23 ngày 14/8/2023, báo cáo về việc mẫu sản phẩm có các thông tin ghi nhãn: Viên nén bao phim CEFIXIME 200 (cefixim dưới dạng cefixim trihydrat 200 mg), số GĐKLH: VD-28887-18, số lô: 14270123, NSX: 270123, HD: 270125, nơi sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long.

Mẫu thuốc do Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội lấy tại Công ty TNHH Linh Chi (Quầy 304, Trung tâm Hapulico số 1 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội). Mẫu thuốc không đạt yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu Định tính cefixim theo TCCS (mẫu thuốc có phản ứng định tính của paracetamol; hàm lượng paracetamol trong chế phẩm là 105,5mg/viên).

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế Tp. Hà Nội khẩn trương phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389 và các cơ quan chức năng liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra Công ty TNHH Linh Chi (Quầy 304, Trung tâm Hapulico số 1 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội) và các đơn vị có liên quan, truy tìm nguồn gốc lô sản phẩm lô thuôc nêu trên.

Đồng thời, triển khai thực hiện các hoạt động theo tinh thần Công văn số 1729/QLDCL ngày 24/2/2023 của Cục Quản lý Dược về việc thông báo thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc. Chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra (định kỳ và đột xuất) việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn.

Qua đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo qui định đối với các trường hợp kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc mua bán không có hóa đơn chứng từ hợp lệ.

Chợ thuốc Hapulico có tiền thân là chợ thuốc Ngọc Khánh, đây là địa chỉ bán buôn dược phẩm lớn nhất miền Bắc. Tuy nhiên, sau một thời gian dài hoạt động, chợ thuốc với quy mô nhỏ không đáp ứng được nhu cầu bán buôn dược phẩm, do đó đã được chuyển đến vị trí mới với tên gọi Trung tâm dược phẩm Hapulico.

Viên nén bao phim CEFIXIME 200 được Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long giới thiệu là thuốc kháng sinh, dùng đường uống, bán theo đơn, điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm như viêm tai giữa, viêm họng và amidan, viêm phế quản, viêm phổi; một số trường hợp viêm thận - bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Hồi tháng 4, công ty này cũng từng phát đi cảnh báo người tiêu dùng nên mua thuốc này tại các chi nhánh, đại lý, nhà phân phối chính thức của công ty, sau khi mẫu thuốc Cefixim 200 (Cefixim 200mg) mà doanh nghiệp và Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội nhận được có khả năng bị làm giả, làm nhái với chất lượng kém.

Thanh Phong

Bạn đang đọc bài viết Truy tìm nguồn gốc lô thuốc kháng sinh giả lấy tại chợ thuốc lớn nhất Miền Bắc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại
Lợi dụng lòng tin và nhu cầu kinh doanh, đối tượng đã mạo danh giảng viên đại học, giăng bẫy lừa đảo với chiêu trò "đặt hàng cho nhà trường". Với những đơn hàng giá trị lớn, yêu cầu mua hàng qua "đối tác" trung gian, chúng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng từ các công ty, hộ kinh doanh.