0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 03/12/2024 16:37 (GMT+7)

Trước thời điểm cuối: Ngân hàng 'chạy nước rút' xác thực sinh trắc học

Theo dõi KT&TD trên

Thời gian qua, nhiều ngân hàng liên tục lên tiếng "đốc thúc" khách hàng hoàn tất việc cập nhật sinh trắc học trước ngày 1/1/2025.

Chạy đua xác thực sinh trắc học

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thời gian qua đã liên tục ban hành các thông tư liên quan gồm Thông tư 18/2024 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng và Thông tư 04/2024 quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, trong đó nêu rõ: từ ngày 1/1/2025, các chủ thẻ, ví điện tử muốn chuyển tiền, rút tiền, thanh toán… phải hoàn tất xác thực sinh trắc học.

Nếu không hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học trước thời hạn trên, khách hàng sẽ không thể thực hiện được bất kỳ giao dịch trực tuyến cũng như giao dịch thẻ nào.

Tại một hội thảo mới đây, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cũng đã đề nghị các ngân hàng đẩy nhanh việc cập nhật dữ liệu thông tin sinh trắc học trên các tài khoản ngân hàng. Ngành ngân hàng lấy đích ngày 1/1/2025 phải đảm bảo dữ liệu tài khoản của ngành ngân hàng hoàn toàn là dữ liệu sống, ông nói.

Để đốc thúc khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học, các ngân hàng thực hiện nhiều phương thức khác nhau. Bên cạnh việc thông báo qua cuộc gọi, tin nhắn và thông báo trên ứng dụng ngân hàng, các nhà băng còn đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi khác nhau.

Cụ thể, Techcombank tặng 50.000 điểm Techcombank Rewwards cho 6.000 khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học đầu tiên mỗi tuần trong thời gian từ 1/11/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Hay như MB trienerkhai chương trình tặng tiền mặt lên tới 1 tỷ đồng/tuần cho khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học thành công trên ứng dụng từ ngày 25/11/2024 đến ngày 15/12/2024.

Ví điện tử Momo còn cho phép khách hàng nhờ người thân hoặc bạn bè hỗ trợ cập nhật thông tin sinh trắc học thông qua tính năng “Nhờ bạn bè” trên ứng dụng.

Các quy định về sinh trắc học lần đầu được đưa ra tại Quyết định số 2345 ban hành vào tháng 7/2024 nhằm giảm thiểu tình trạng lừa đảo, gian lận. Qua quá trình triển khai, việc áp dụng các quy định liên quan đến sinh trắc học đã bắt đầu phát huy tác dụng tích cực khi số lượng các vụ lừa đảo, gian lận liên quan đến tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng và ví điện tử giảm đáng kể.

Theo số liệu cập nhật đến hết quý III/2024, có khoảng 38 triệu lượt khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học thành công. Chỉ sau 1 tháng triển khai, số lượng vụ lừa đảo mất tiền đã giảm đến 50% so với số vụ việc trung bình 7 tháng năm 2024. Số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm trên 70% so với trung bình 7 tháng năm 2024. Đặc biệt, tại một số tổ chức tín dụng đã không phát sinh vụ việc lừa đảo trong tháng 8 và tháng 9.

Trước thời điểm cuối: Ngân hàng 'chạy nước rút' xác thực sinh trắc học

Trong chia sẻ với VietnamFinance, TS Joshua Dwight, Giảng viên ngành Công nghệ thông tin, Đại học RMIT Việt Nam nhận định xác thực sinh trắc học là một trong những phương thức đảm bảo an toàn thông tin tốt nhất hiện nay và thường là một phần không thể thiếu trong các khuôn khổ tuân thủ bảo mật. Bên cạnh tính tiện dụng, việc sử dụng xác thực sinh trắc học còn khiến các đối tượng tội ohamj khó sao chép, bắt chước bởi các thông tin này là “độc bản” và phức tạp.

Doanh nghiệp cũng sẽ phải cập nhật sinh trắc học

Quyết định 2345, với mục tiêu thắt chặt quy định mở tài khoản chính chủ cho khách hàng cá nhân, đã trở thành “lá chắn” bảo vệ khách hàng trước rủi ro lừa đảo. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến tình trạng một số đối tượng lợi dụng kẽ hở pháp lý để mở tài khoản doanh nghiệp "ma" hoặc tìm cách lách xác thực sinh trắc học nhằm thực hiện các hành vi gian lận và lừa đảo.

Có thể thấy rằng làn sóng lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi và khó lường, việc nâng cao các biện pháp bảo mật trong ngành ngân hàng không chỉ cần thiết mà còn cấp bách hơn bao giờ hết. Đáp ứng thách thức này, NHNN dự kiến chỉ đạo triển khai xác thực sinh trắc học cho doanh nghiệp, yêu cầu TCTD bắt buộc xác thực người đại diện pháp luật của doanh nghiệp trước khi mở tài khoản.

Trước đó, NHNN cũng đã ban hành Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.

Thông tư này không chỉ tập trung vào an toàn, bảo mật dịch vụ trực tuyến mà còn phân loại giao dịch thanh toán thành 4 nhóm, với từng mức độ xác thực khác nhau. Điển hình, các giao dịch loại C – như chuyển khoản giữa các tài khoản khác nhau có giá trị trên 10 triệu đồng – yêu cầu xác thực kết hợp OTP (SMS/Voice, Soft OTP/Token OTP hoặc chữ ký điện tử) và thông tin sinh trắc học chính xác.

Những yêu cầu này nhằm đảm bảo tính bảo mật cao hơn, hạn chế rủi ro gian lận trong giao dịch trực tuyến. Các quy định mới không chỉ đặt ra tiêu chuẩn bảo mật nghiêm ngặt mà còn khuyến khích ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý giao dịch, đồng thời bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của khách hàng trong bối cảnh ngày càng nhiều mối đe dọa an ninh mạng.

Khánh Tú

Bạn đang đọc bài viết Trước thời điểm cuối: Ngân hàng 'chạy nước rút' xác thực sinh trắc học. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng tín dụng tại Hà Nội đạt 18,38%
Cuối tháng 11/2024, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 4.282 nghìn tỷ đồng, tăng 0,79% so với cuối tháng trước và tăng 18,38% so với thời điểm kết thúc năm 2023.
Thị trường vốn cần “đòn bẩy” từ quỹ bảo hiểm, hưu trí
Để nâng tầm thị trường vốn Việt Nam, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa việc phát triển mô hình Quỹ hưu trí tự nguyện, đồng thời thúc đẩy người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ, vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa gia tăng khả năng huy động vốn một cách bền vững.
Quy định mới liên quan đến thuế
Nhiều quy định mới về khuyến mại, trái phiếu, hoạt động thương mại biên giới, thuế, bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Không lo lãi suất cho vay tăng mạnh
Chênh lệch giữa tốc độ huy động vốn và cho vay đang gia tăng. Điều này được cho sẽ gây ra áp lực khiến lãi suất đầu vào tăng, kéo lãi vay lên theo. Tuy nhiên, chuyện không hẳn như vậy.
An Giang:Tăng cường kiểm tra ngăn chặn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường
Đội Quản lý Thị trường số 3 thuộc Cục Quản lý Thị trường tỉnh An Giang,phối hợp với Công an huyện Thoại Sơn đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và tạm giữ trên 1.000 sản phẩm áo len kiểu nữ các loại, trị giá trên 100 triệu đồng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; Đoàn kiểm tra tiếp tục xác minh làm rõ, xử lý

Tin mới

Các nhà bán lẻ nỗ lực ổn định nguồn cung, kỳ vọng thị trường bùng nổ cuối năm
Cuối năm là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh để chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Để thành công trong mùa mua sắm cuối năm, ngành bán lẻ không chỉ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, mà còn phải triển khai các chiến lược kích cầu, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Thị trường vốn cần “đòn bẩy” từ quỹ bảo hiểm, hưu trí
Để nâng tầm thị trường vốn Việt Nam, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa việc phát triển mô hình Quỹ hưu trí tự nguyện, đồng thời thúc đẩy người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ, vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa gia tăng khả năng huy động vốn một cách bền vững.