0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 04/04/2023 07:33 (GMT+7)

TP.HCM: Siêu dự án gần 120ha bỏ hoang hơn 16 năm

Theo dõi KT&TD trên

Sau gần 15 năm được chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án Công viên Mũi Đèn Đỏ và khu nhà ở đô thị do Công ty Cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula làm chủ đầu tư vẫn còn là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, gây lãng phí nghiêm trọng.

Năm 2007, Công ty cổ phần Đại Trường Sơn (nay là Công ty Sài Gòn Peninsula) được UBND TP. HCM chấp thuận là chủ đầu tư thực hiện dự án Công viên Mũi Đèn Đỏ và khu nhà ở đô thị với diện tích gần 118ha tại phường Phú Thuận, quận 7, TP. HCM. Dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng 6 tỷ USD, dự án là khu phức hợp gồm công viên đa chức năng, văn phòng, biệt thự, căn hộ, khách sạn,… và bến cảng du thuyền lớn nhất Việt Nam.

TP.HCM: Siêu dự án gần 120ha bỏ hoang hơn 16 năm (Bài 10) - Ảnh 1

Khu đất quy hoạch dự án Công viên Mũi Đèn Đỏ và khu nhà ở đô thị nằm ở vị trí đắc địa của khu Nam tại ngã ba sông Sài Gòn và sông Nhà Bè thuộc phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM. Phía đông và nam giáp sông Nhà Bè, phía tây giáp đường Đào Trí hiện hữu, phía bắc giáp sông Sài Gòn và rạch Bà Bướm. Dự án thuộc diện Nhà nước thu hồi giao cho chủ đầu tư triển khai.

TP.HCM: Siêu dự án gần 120ha bỏ hoang hơn 16 năm (Bài 10) - Ảnh 2

Công ty Sài Gòn Peninsula đề xuất được tự thỏa thuận đền bù đất với các hộ dân để đẩy nhanh tiến độ dự án và được UBND TP.HCM chấp thuận. Đến giữa năm 2011, UBND phường Phú Thuận công bố quyết định của UBND TP.HCM về việc triển khai dự án, tổ chức họp để lấy ý kiến khu phố, tổ dân phố và đại diện người dân. Các hộ dân có đất thuộc khu vực này sau đó đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty Sài Gòn Peninsula. Tính đến tháng 4/2011, tổng diện tích đất đã được đền bù là 112,5 ha (khoảng 95% dự án).

TP.HCM: Siêu dự án gần 120ha bỏ hoang hơn 16 năm (Bài 10) - Ảnh 3

Theo kế hoạch của chủ đầu tư, dự kiến khâu chấp thuận chủ trương đầu tư dự án hoàn thành trong quý IV/2016, giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại thực hiện quý I/2017, triển khai hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án vào quý II/2017, hạ tầng xã hội từ quý IV/2017 đến quý I/2018. Song trên thực tế, sau một năm lễ khởi công dự án Saigon Peninsula được chủ đầu tư tổ chức hoành tráng, đến nay dự án vẫn "án binh bất động".

TP.HCM: Siêu dự án gần 120ha bỏ hoang hơn 16 năm (Bài 10) - Ảnh 4

Tháng 6/2017, Bộ Tài chính có công văn gửi Bộ Xây dựng nêu rõ quan điểm của Bộ Tài chính về năng lực tài chính của chủ đầu tư dự án Mũi Đèn Đỏ. Theo Bộ Tài chính, chủ đầu tư vẫn còn chưa đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cho thấy đủ năng lực tài chính thực hiện dự án. Và thực tế cho đến nay, dự án vẫn không hề có dấu hiệu triển khai.

TP.HCM: Siêu dự án gần 120ha bỏ hoang hơn 16 năm (Bài 10) - Ảnh 5

Cũng theo tìm hiểu, năm 2019, chủ đầu tư còn dính lùm xùm về việc thanh toán tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất với nhiều hộ dân có liên quan. Sau đó, TAND quận 7 đưa vụ án ra xét xử, quá trình xét xử Hội đồng xét xử nhận định có cơ sở để xác định bị đơn (là đơn vị chủ đầu tư) đã trả đầy đủ tiền cho người đại diện theo ủy quyền của bên chuyển nhượng vì thế không có căn cứ để bị đơn tiếp tục thanh toán tiền chuyển nhượng đất và tiền lãi trả chậm.

TP.HCM: Siêu dự án gần 120ha bỏ hoang hơn 16 năm (Bài 10) - Ảnh 6

Đến năm 2020, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo quy định của pháp luật. Đây là dự án đầu tư siêu đô thị kết hợp với đầu tư công viên quy mô lớn tại TP.HCM nhưng vướng thủ tục đầu tư trong nhiều năm qua.

TP.HCM: Siêu dự án gần 120ha bỏ hoang hơn 16 năm (Bài 10) - Ảnh 7

Từ đó đến nay, tại dự án này vẫn chưa có thêm bất kì động thái tích cực nào. Và theo ghi nhận của Phóng viên, hiện nay các hạng mục như cổng chào dự án, tường rào bằng tôn đã xuống cấp theo thời gian. Con đường dẫn vào dự án tỷ đô chằng chịt ô voi, ô gà và lầy lội.

TP.HCM: Siêu dự án gần 120ha bỏ hoang hơn 16 năm (Bài 10) - Ảnh 8

Phía trong dự án còn lác đác một vài căn nhà, cây cỏ mọc um tùm và không có dấu hiệu của việc thi công xây dựng.

TP.HCM: Siêu dự án gần 120ha bỏ hoang hơn 16 năm (Bài 10) - Ảnh 9

Trái ngược hoàn toàn với siêu dự án đang bị bỏ hoang, những công trình địa ốc cao tầng khu vực xung quanh đang mọc lên như nấm và nhanh hoàn thiện, khoác lên mình bộ áo mới cho khu vực.

TP.HCM: Siêu dự án gần 120ha bỏ hoang hơn 16 năm (Bài 10) - Ảnh 10

Dự án “treo” tồn tại là do mục tiêu lợi nhuận?

Trao đổi với Phóng viên Kinh tế Môi trường về vấn đề doanh nghiệp ôm đất xong bỏ hoang, PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho rằng, hiện nay, ở nhiều địa phương đều xuất hiện tình trạng các dự án “treo”. Và những dự án treo này gây ra hệ lụy ở nhiều mặt như: Người dân thì không làm được gì vì đất đã nằm trong phạm vi quy hoạch, còn nhà nước thì không thu được tiền thuế bởi doanh nghiệp không đầu tư thì không có cơ sở để tính thuế. Từ đó dẫn đến việc lãng phí tài nguyên đất, môi trường đầu tư khu vực đó bị cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội toàn vùng và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân trong khu vực.

Theo PGS. TS Lưu Đức Hải, nguyên nhân dẫn đến tình trạng “treo” dự án thì thường là do mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi đất còn giá trị thấp thì họ cứ xin quy hoạch, chờ đến khi giá đất lên cao thì họ đầu tư hoặc cũng có những trường hợp nhà đầu tư không đủ năng lực triển khai thực hiện thì họ sẽ tìm đơn vị khác có đủ năng lực rồi chuyển giao để thu lợi nhuận chênh lệch. Hoặc thời điểm được chấp thuận chủ trương đầu tư, doanh nghiệp cảm thấy cơ hội đã qua đi và không còn mặn mà cho việc triển khai thực hiện.

Vấn đề thứ hai, ban đầu khi xin chủ trương, doanh nghiệp đều phải bỏ ra một số tiền và khi dự án thu hồi thì nhà nước phải hoàn trả số tiền đó cho nhà đầu tư. Và nguồn tiền để hoàn trả cho nhà đầu tư thì cũng là một vấn đề cần phải cân nhắc và tính toán. Bên cạnh đó, có thể chính quyền chưa tìm được nhà đầu tư mới có đủ tiềm lực để thực hiện đầu tư mới thay thế thì họ cũng vẫn sẽ để tạm đó.

Vấn đề thứ 3, giữa chính quyền và nhà đầu tư có thể có sự móc nối nào đó và không muốn bị lộ ra ngoài, đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến việc chính quyền không mạnh dạn trong công tác thu hồi các dự án “treo”.

“Để có thể giải quyết dứt điểm các dự án “treo” nhiều năm thì ngành chức năng từ Trung ương tới địa phương cần phải tăng cường công tác giám sát, xử lý. Cụ thể, nếu dự án để lâu không thực hiện thì cần phải được thanh tra, thanh tra quy trình giao, cho thuê đất và tại sao không triển khai thực hiện?

Sau thanh tra cần nhanh chóng quyết định hoặc là gia hạn hoặc là thu hồi, hủy bỏ dự án và giao cho đơn vị có đủ năng lực để thực hiện. Đồng thời, việc thanh tra cũng sẽ tác động đến nhà đầu tư, bởi nếu không triển khai thực hiện thì họ có thể mất cơ hội đầu tư và từ đó họ sẽ có động thái để thực hiện.

Song song cùng việc chấp thuận chủ trương, chính quyền cần bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất với doanh nghiệp về khả năng thực hiện, thời gian thực hiện,.. nếu làm thì phải làm ngay, còn không làm được thì kiên quyết thu hồi, hủy bỏ dự án” - PGS. TS Lưu Đức Hải nhấn mạnh.

Thanh Tùng - Vũ Thanh

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Siêu dự án gần 120ha bỏ hoang hơn 16 năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người dân không mặn mà với việc vay vốn giá rẻ để mua nhà
Dù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà. Thực tế là giá chung cư tại Hà Nội liên tục leo thang, lãi suất cho vay mua nhà lại ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.