0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 14/05/2023 07:39 (GMT+7)

TP.HCM đề xuất thí điểm phát triển đô thị theo mô hình TOD

Theo dõi KT&TD trên

TP.HCM đang đề xuất Quốc hội cơ chế đặc thù vượt trội để phát triển, trong đó có đề xuất tập trung phát triển giao thông đô thị. Khi được Quốc hội thông qua, TP.HCM sẽ là địa phương tiên phong thực hiện TOD và đường sắt đô thị là hạt nhân.

Ngày 12/5, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) phối hợp Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo mô hình phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng (TOD) và theo phương thức hợp tác đối tác công tư (PPP) cho hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM.

Hội thảo nhằm thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về mô hình TOD với mục tiêu lấy định hướng phát triển giao thông công cộng, trong đó hệ thống đường sắt đô thị đóng vai trò chủ lực, làm cơ sở cho quy hoạch, phát triển đô thị, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

TP.HCM đề xuất thí điểm phát triển đô thị theo mô hình TOD - Ảnh 1
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường cho biết, Thành phố sẽ địa phương đầu tiên thí điểm mô hình TOD, trong đó hệ thống đường sắt đô thị là hạt nhân trong mô hình này - Ảnh: VGP/Vũ Phong

Tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường cho biết, thành phố đang triển khai nhiều dự án trọng điểm với Nhật Bản. Thông qua các dự án như đại lộ Đông - Tây, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, dự án cải tạo môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Kênh Đôi - Tẻ giai đoạn 2… thành phố đã có những trao đổi, học tập kinh nghiệm quý báu từ nước bạn Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh, mô hình TOD và đầu tư theo hình thức PPP đang được chính quyền các địa phương quan tâm áp dụng trong phát triển mạng lưới giao thông công cộng, đặc biệt là trong lĩnh vực đường sắt đô thị.

Hiện TP.HCM đang đề xuất Quốc hội cơ chế đặc thù vượt trội để phát triển TP.HCM, trong đó có đề xuất tập trung phát triển giao thông đô thị (tuyến metro 1 và 2). Khi được Quốc hội thông qua, TP sẽ là địa phương đầu tiên thực hiện mô hình TOD và đường sắt đô thị là hạt nhân.

Phát biểu tại hội thảo, ngài Kurose Yasuo, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản cho hay, TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam vì vậy Nhật Bản rất quan tâm, chú trọng trong hợp tác. Nhật Bản đã thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thúc đẩy phát triển nhiều dự án, tiêu biểu là tuyến metro 1. Hiện tuyến này đã chạy thử và chỉ còn một vài bước nữa là có thể đưa vào vận hành.

Ngài Yasuo cho rằng, nếu chỉ có một tuyến metro thì hiệu quả cũng hạn chế. Do đó, mô hình TOD sẽ góp phần làm tăng hiệu ứng, tăng cường sự kết nối giữa metro và xe buýt, quy hoạch chức năng đô thị dọc tuyến đường sắt… để làm sao đem lại kết quả là cuộc sống người dân không phụ thuộc vào các phương tiện cá nhân.

Để thúc đẩy phát triển TOD tại Việt Nam, bà Yoko Takebayashi, Phó trưởng đại diện JICA tại Việt Nam đưa ra nhận xét, cơ chế đặc thù thí điểm cho TP HCM hoặc thí điểm trong những dự án ban đầu với những cơ chế linh hoạt là điều rất quan trọng. TP.HCM rất cần sự tham gia của các bộ ngành trung ương như Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ ngành liên quan trong hoàn thiện khung pháp lý.

Mô hình phát triển TOD gắn với khai thác quỹ đất là giải pháp căn cơ và dài hạn, nhất là tạo nguồn lực đầu tư để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị. Song song đó, việc điều chỉnh chính sách, xây dựng và hoàn thiện thể chế để đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống đường sắt đô thị là cần thiết.

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM đề xuất thí điểm phát triển đô thị theo mô hình TOD. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cục QLTT Lạng Sơn với công tác phòng, chống cơn bão số 3 và bình ổn giá thị trường
Thực hiện Công điện số 6815/CĐ-BCT ngày 08/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả cơn bão số 3 năm 2024 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường về việc ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3
Gia Lai: Tạm giữ 7.800 bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh Gia lai kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh TH trên địa bàn quản lý, phát hiện và tạm giữ 7.800 cái bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).