0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 16/04/2023 07:44 (GMT+7)

TP HCM: Phát hiện gần 60 bến thủy nội địa hoạt động không phép

Theo dõi KT&TD trên

Theo Sở Giao thông vận tải TP. HCM cho biết, trong quý 1/2023 phát hiện có 58 bến thủy nội địa chưa được công bố, cấp phép hoạt động trên địa bàn và yêu cầu xử lý nghiêm đối với những bến thủy nội địa trên.

Cụ thể, theo báo cáo của Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP. HCM cho biết, trong quý 1/2023, Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP. HCM đã chủ trì, phối hợp cùng Cảng vụ Đường thủy nội địa TP. HCM, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III đã kiểm tra, rà soát các cảng, bến thủy nội địa đang hoạt động không phép trên địa bàn TP. HCM và ghi nhận có tổng cộng 52 bến thủy nội địa đang hoạt động không có giấy phép.

Trong tổng số 52 bến thủy nội địa không phép, có 3 bến thủy nội địa không phép đang hoạt động trên các tuyến sông, kênh, rạch do Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III quản lý: Bến Long Phú, bến Ngọc Thành trên sông Đồng Nai (phường Long Bình, TP.Thủ Đức)…

TP HCM: Phát hiện gần 60 bến thủy nội địa hoạt động không phép - Ảnh 1
Bến thủy nội địa không phép tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông đường thủy; an toàn bảo vệ hành lang sông, kênh, rạch trên địa bàn.

Có 49 bến thủy nội địa hoạt động trên các tuyến sông, kênh rạch do Cảng vụ Đường thủy nội địa TP. HCM quản lý. Các bến này chủ yếu là vận chuyển vật liệu xây dựng, neo đậu sửa chữa đóng phương tiện… Cụ thể, tại quận 8 (4 bến), huyện Bình Chánh (12 bến) TP.Thủ Đức (15 bến), quận 12 (1 bến) huyện Hóc Môn (5 bến), huyện NHà Bè (4 bến), huyện Cần Giờ (5 bến)…

Từ kết quả trên, Sở Giao thông vận tải TP. HCM đã đề nghị Công an TP. HCM phối hợp với UBND TP. Thủ Đức và UBND các quận quận, huyện: 7, 8, 12, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, các cơ quan đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, có biện pháp xử lý triệt để các hành vi vi phạm đối với 52 bến thủy nội địa hoạt động không phép này.

Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy; an toàn bảo vệ hành lang sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố. Đầu tháng 3/2023, Sở Giao thông Vận tải đã đề nghị Công an thành chỉ đạo các lực lượng chức năng liên quan, Công an thành phố Thủ Đức tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các bến thủy nội địa chưa được công bố hoạt động theo thẩm quyền; hành vi neo đậu phương tiện đón, trả hành khách tại các vị trí chưa được công bố hoạt động. Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền được giao.

Bên cạnh đó, Sở này cũng đề nghị Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức, huyện Cần Giờ, Trưởng Công an TP. Thủ Đức, huyện Cần Giờ; Chủ tịch UBND phường Phú Hữu, Trưởng Công an phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức; Chủ tịch UBND xã Bình Khánh, Trưởng Công an phường xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc Công an TP và Sở Giao thông Vận tải kiểm tra, xử lý triệt để tình trạng bến thủy nội địa chưa được công bố, cấp phép hoạt động trên địa bàn quản lý. Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, chịu trách nhiệm xử lý dứt điểm các bến thủy nội địa chưa được công bố, cấp phép hoạt động. Xử phạt vi phạm hành chính đối với các bến thủy nội địa chưa được công bố, cấp phép hoạt động theo thẩm quyền được giao

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải phối hợp chặt chẽ với Công an TP, UBND TP. Thủ Đức trong công tác kiểm tra, xử lý bến thủy nội địa chưa được công bố, cấp phép hoạt động; tăng cường xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với hành vi neo đậu phương tiện để xếp dỡ, chuyển tải hàng hóa hoặc đón, trả hành khách tại các vị trí chưa được công bố, cấp phép hoạt động; kiểm tra việc chấp hành quy định về hoạt động đường thủyên nội địa thuộc phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật; đặc biệt xử lý nghiêm đối với các hành vi liên quan đến tải trọng.

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết TP HCM: Phát hiện gần 60 bến thủy nội địa hoạt động không phép. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.