0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 01/01/2024 11:19 (GMT+7)

TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm 2024

Theo dõi KT&TD trên

Khép lại năm 2023, TP.HCM đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế. Do đó, bước sang năm 2024, chính quyền và nhân dân TP.HCM tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để vượt khó và tạo bước đột phá từ Nghị quyết 98.

Tận dụng tối đa thời cơ

Theo ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM cho biết, mặc dù kinh tế khởi sắc nhưng đến nay TP.HCM vẫn khó đạt được kế hoạch của năm 2023. Cụ thể, tổng sản phẩm GRDP của thành phố tăng 5,8%, thấp hơn mục tiêu đặt ra từ đầu năm là từ 7,5 - 8%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của TP.HCM năm 2023 tăng 11% so với năm 2022. Tổng doanh thu du lịch trên 160 nghìn tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ), trong đó khách quốc tế đến TP.HCM ước đạt 5 triệu lượt (tăng 44%).

Tuy nhiên, một số lĩnh vực lại ghi nhận sự giảm sút như xuất khẩu giảm 1,2%; nhập khẩu giảm 13%.... Tính đến ngày 29/12/2023, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP.HCM là 446.545 tỷ đồng, đạt 95,07% dự toán và bằng 94,69% so cùng kỳ (471.562 tỷ đồng).

TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm 2024 - Ảnh 1
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của TP.HCM năm 2023 tăng 11% so với năm 2022

Đánh giá về tình hình kinh tế TP.HCM năm 2023, ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP.HCM Hồ Chí Minh nhận định, tuy kết quả tăng trưởng năm qua chưa đạt kế hoạch đề ra nhưng vẫn rất đáng mừng trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực phức tạp, khó lường, trong khi kinh tế TP.HCM vẫn có nhiều khởi sắc.

Cụ thể, TP.HCM đã tổ chức nhiều sự kiện kinh tế - xã hội có quy mô và tầm cỡ quốc tế để mở ra thương mại lớn, giao lưu hội nhập sâu rộng với nhiều nước; đời sống người dân cũng được nâng cao, doanh nghiệp cũng đã tiếp cận được các nguồn vốn để hồi phục sản xuất… Trong đó, Thương mại - Dịch vụ nội địa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của TP.HCM.

Do đó, để ngành này phát triển, sắp tới TP.HCM cần tiếp tục kích cầu tiêu dùng nội địa, kích cầu du lịch; hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khơi thông dòng vốn; giải quyết vướng mắc về đất đai cho doanh nghiệp bất động sản… để kinh tế thành phố khôi phục toàn diện trong năm 2024.

TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm 2024 - Ảnh 2
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhận định: "TP.HCM phải tận dụng tối đa thời cơ, thích ứng linh hoạt để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, năm 2024, Thành ủy TP.HCM đã chọn chủ đề là “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tập trung thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98 của Quốc hội”. Đồng thời, năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ TP Hồ Chí Minh; dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, từ những yếu tố bất lợi từ bên ngoài cũng như những hạn chế, bất cập bên trong.

Do đó, Bí thư Thành ủy TP.HCM nhận định: "TP.HCM phải tận dụng tối đa thời cơ, thích ứng linh hoạt, khắc phục những hạn chế, bất cập và dự báo những rủi ro có thể xảy ra để từ đó mới có thể vượt chướng ngại vật, tăng tốc về đích hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra".

Phát triển đô thị đa trung tâm

Nhận định về tình hình phát triển kinh tế trong thời gian tới, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, từ những tiền đề đã được tạo ra từ đầu nhiệm kỳ, các nghị quyết của Đảng, cơ chế chính sách từ Trung ương và nỗ lực của TP.HCM, dự báo kinh tế TP.HCM sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ, tái lập đỉnh tăng trưởng vào khoảng năm 2025 - 2026. Ngoài ra, với các xu hướng mới của kinh tế thế giới như: Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo sẽ tác động tích cực và là điều kiện để TP.HCM chuyển mình, phát triển mạnh mẽ trong năm 2024.

TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm 2024 - Ảnh 3
HĐND TP.HCM đã ban hành nhiều quyết sách để hiện thực hóa các cơ chế, chính sách đặc thù từ Nghị quyết 98

Do đó, TP.HCM đã đưa ra các nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội trọng tâm như: Tập trung rà soát điều chỉnh quy hoạch chung, tạo không gian phát triển mới, bao gồm không gian ngầm, sông, biển; tiếp tục xác định phát triển đô thị đa trung tâm với Thủ Đức là đô thị sáng tạo - tương tác cao ở phía Đông, Cần Giờ là đô thị sinh thái biển, đô thị khu Nam với Phú Mỹ Hưng là trung tâm, đô thị Tây Nam với Bình Chánh là cửa ngõ với ĐBSCL và đô thị Tây Bắc gồm Củ Chi - Hóc Môn. Đồng thời, TP.HCM cũng tiếp tục tập trung nguồn lực cả đầu tư công và đầu tư xã hội để chỉnh trang, phát triển đô thị, y tế, giáo dục và an sinh xã hội…

Cùng với đó, để đột phá các mục tiêu kinh tế - xã hội của TP.HCM, HĐND TP đã ban hành nhiều quyết sách để hiện thực hóa các cơ chế, chính sách đặc thù từ Nghị quyết 98 của Quốc hội để nền kinh tế được tái cấu trúc với định vị trở thành trung tâm tài chính, thương mại quốc tế, hội chợ triển lãm quốc tế, khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực. Qua bốn kỳ họp, HĐND TP.HCM đã thông qua 22/30 Nghị quyết cụ thể hoá Nghị quyết 98.

Song Anh t/

Bạn đang đọc bài viết TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.