0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 23/07/2023 13:04 (GMT+7)

TP Hồ Chí Minh đề xuất bổ sung thêm 3 tuyến đường sắt đô thị vào quy hoạch

Theo dõi KT&TD trên

Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cho biết đang nghiên cứu bổ sung thêm 3 tuyến đường sắt đô thị và kéo dài một số tuyến khác vào quy hoạch.

Mới đây, giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh Trần Quang Lâm đã chủ trì cuộc họp với sở ngành, đơn vị liên quan về mạng lưới đường sắt đô thị, đường sắt kết nối nội vùng, đầu mối đường sắt quốc gia, hệ thống đường trên cao, các đường ven hai bờ sông Sài Gòn. Điều này nhằm xem xét, cập nhật vào Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP Hồ Chí Minh đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060.

Theo các chuyên gia, ngoài hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị đã được quy hoạch, TP Hồ Chí Minh có thể bổ sung, kéo dài một số tuyến để tăng khả năng liên thông, kết nối toàn mạng lưới, tổ chức vận hành và khai thác hiệu quả. Qua nghiên cứu, rà soát, các đơn vị đề xuất bổ sung thêm 3 tuyến đường sắt đô thị vào quy hoạch trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh đề xuất bổ sung thêm 3 tuyến đường sắt đô thị vào quy hoạch

Trong ba tuyến metro được đề xuất bổ sung, tuyến thứ nhất kết nối các ga hành khách sân bay Tân Sơn Nhất với trung tâm TP HCM và Thủ Thiêm. Từ đây, tuyến nối vào đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đã được quy hoạch, để tới sân bay Long Thành (Đồng Nai).

Tuyết thứ hai được nghiên cứu kết nối từ nội đô TP HCM đến khu đô thị biển rộng 2.870 ha ở huyện Cần Giờ. Tuyến này dự kiến liên kết với Metro số 4 (Thạnh Xuân - Khu đô thị Hiệp Phước) tại huyện Nhà Bè, sau đó vượt sông Soài Rạp để tới khu đô thị biển.

Tuyến còn lại được đề xuất bổ sung kết nối hai ga đầu mối đường sắt quốc gia ở thành phố là Thủ Thiêm và Tân Kiên, dài khoảng 28 km. Lộ trình tuyến này dự kiến dùng một phần hướng tuyến trước đây đã quy hoạch cho đường sắt một ray, theo trục Nguyễn Văn Linh.

Cùng với bổ sung 3 tuyến trên, đơn vị tư vấn đề xuất nối dài tuyến metro số 6 (Bà Quẹo - vòng xoay Phú Lâm) thêm khoảng 7 km đến đường Nguyễn Văn Linh; nối tuyến metro số 2 - giai đoạn 2 (Bến Thành - Thủ Thiêm) với đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, tạo thành một hành lang đường sắt thông suốt từ đô thị Tây Bắc - Bến Thành - Thủ Thiêm - Long Thành dài hơn 80 km; kết nối các tuyến số 3b và số 4 với các tuyến đường sắt đô thị đang được nghiên cứu của tỉnh Bình Dương…

Ngoài ra, các đơn vị cũng thống nhất với đề xuất chuyển ga đầu mối hành khách đường sắt quốc gia hiện hữu (Hà Nội – TP Hồ Chí Minh) từ ga Bình Triệu (TP Hồ Chí Minh) về ga An Bình mới (Bình Dương). Điều này giúp nghiên cứu chuyển đoạn tuyến đường sắt quốc gia từ sau ga An Bình về ga Sài Gòn thành đường sắt đô thị, giải phóng quỹ đất tại các trạm đầu mối kỹ thuật (Bình Triệu, Chí Hòa…) cho phát triển mô hình TOD.

Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở sẽ tiếp tục làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan để làm rõ, thống nhất một số nội dung điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị để báo cáo UBND TP Hồ Chí Minh xem xét, kịp thời cập nhật vào Đồ án Quy hoạch chung thành phố Thủ Đức đến năm 2040 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP Hồ Chí Minh đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060.

Theo quy hoạch, hệ thống đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh gồm 8 tuyến đường sắt đô thị, 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray với tổng chiều dài khoảng 220 km, tổng vốn đầu tư ước tính hơn 25 tỷ USD. Đến nay, thành phố mới triển khai được 2 tuyến là metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và metro số 2 Bến Thành - Tham Lương.

Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hồ Chí Minh vào năm 2035. Điều này có nghĩa là thành phố phải hoàn thành toàn bộ mạng lưới đường sắt đô thị còn lại (khoảng 200 km) trong 12 năm tới.

Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, đây là một thách thức vô cùng lớn, đòi hỏi thành phố phải quyết tâm thay đổi hết sức quyết liệt, toàn diện, mạnh mẽ và đột phá để hoàn thành. Vừa qua, Ban Quản lý Đường sắt đô thị đã đề xuất UBND Thành phố thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị nhằm nghiên cứu áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù để nhanh chóng triển khai các dự án.

Trung Anh (t/h)

Bạn đang đọc bài viết TP Hồ Chí Minh đề xuất bổ sung thêm 3 tuyến đường sắt đô thị vào quy hoạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thanh Trì (Hà Nội): Cần giải quyết dứt điểm đơn kiến nghị tại dự án Khu đấu giá quyền sử dụng đất
Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kiến nghị của ông Nguyễn Đình Hòa trú tại thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) về việc bố ông là thương binh và được phân chia đất ở phía sau chùa Bé là 314m2 đất ở và một sào rưỡi đất ao thuộc diện tích đất ở từ năm 1954.
Phân khu Victoria: Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên
The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động. Nơi mà không gian sống được đo lường bằng tiêu chuẩn sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái. Đó cũng là nơi mà bất kỳ ai cũng tìm thấy sự đủ đầy trong từng căn hộ tiện nghi.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.