0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 17/08/2023 11:01 (GMT+7)

Hàn Quốc đứng 4 trong tổng số 120 quốc gia, vùng lãnh thổ về đầu tư FDI tại TP Hồ Chí Minh

Theo dõi KT&TD trên

Trong năm 2022, có 125 dự án đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư Hàn Quốc vào TP Hồ Chí Minh, với tổng vốn đầu tư hơn 60,6 triệu USD (chiếm 10,25% so với tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TP Hồ Chí Minh).

Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc được tổ chức vào chiều 16/8 tại Tp.Hồ Chí Minh.  
Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc được tổ chức vào chiều 16/8 tại Tp.Hồ Chí Minh.

Theo đó, đến nay, Hàn Quốc đã có 2.135 dự án, với tổng vốn đầu tư hơn 5,5 tỷ USD, trong đó tập chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy, công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ và thông tin và truyền thông… Bốn lĩnh vực này chiếm trên 75% số lượng dự án đầu tư của Hàn Quốc vào thành phố, nhưng về số vốn đăng ký thì 3 ngành: Xây dựng, kinh doanh bất động sản và công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm trên 76% tổng vốn đầu tư.

Hàng năm, TP. Hồ Chí Minh đón nhiều đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc đến tìm hiểu cơ hội kinh doanh, hợp tác đầu tư trên địa bàn, góp phần phát triển bền vững mối quan hệ thương mại, đầu tư song phương.

Tại Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc được tổ chức vào chiều 16/8 tại Tp.Hồ Chí Minh, ông Choi Bun Do - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc tại miền Trung và miền Nam Việt Nam (KOCHAM) đánh giá cao việc UBND TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra các biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ cho 13/21 đề xuất vướng mắc của các doanh nghiệp Hàn Quốc trong “Hội nghị đối thoại năm 2022”, đặc biệt là phương án xử lý kịp thời vấn đề thu phí hạ tầng cảng biển.

Bên cạnh đó, Ông Choi Bun Do cũng nêu 15 vướng mắc mà doanh nghiệp Hàn Quốc gặp phải trong năm 2023 để cùng trao đổi, thảo luận tại hội nghị để kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp Hàn Quốc rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo thành phố.

Ông Choi Bun Do - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc tại miền Trung và miền Nam Việt Nam (KOCHAM).  
Ông Choi Bun Do - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc tại miền Trung và miền Nam Việt Nam (KOCHAM).

Bên cạnh trả lời vướng mắc của các doanh nghiệp tại Hội nghị, ông Đào Minh Chánh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu về định hướng thu hút và cải thiện môi trường đầu tư tại TP.HCM trong thời gian tới; đồng thời đại diện của Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Khoa học và Công nghệ cũng hỗ trợ giải thích chi tiết, cụ thể các chính sách, quy định pháp luật, trao đổi góp ý cho định hướng phát triển TP.HCM trong lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, giúp cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp cận các dự án mời gọi đầu tư vào thành phố năm 2023, nhằm thu hút và cải thiện môi trường đầu tư tại TP.HCM trong thời gian tới.

Thông tin tại hội nghị cho biết, hiện nay DN Hàn Quốc quan tâm đầu tư nhiều vào các lĩnh vực: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy, công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ và thông tin và truyền thông,… Trong đó, số vốn đăng ký vào 3 ngành: xây dựng, kinh doanh bất động sản và công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm trên 76% tổng vốn đầu tư.

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - khẳng định: Thành phố luôn nỗ lực trong tạo môi trường đầu tư, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nói chung, doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng, hoạt động ổn định, lâu dài và hiệu quả tại thành phố.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Hàn Quốc đứng 4 trong tổng số 120 quốc gia, vùng lãnh thổ về đầu tư FDI tại TP Hồ Chí Minh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.