0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 10/11/2024 14:55 (GMT+7)

Tổng cục Hải quan: Không thông quan hàng mua từ sàn online xuyên biên giới chưa đăng ký

Theo dõi KT&TD trên

Trước tình hình hàng hóa mua từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới gia tăng mạnh, Tổng cục Hải quan Việt Nam vừa đưa ra quy định mới: sẽ từ chối thông quan những mặt hàng từ các nền tảng mua sắm trực tuyến chưa được đăng ký với cơ quan chức năng.

Quy định này không chỉ nhằm kiểm soát tốt hơn nguồn hàng nhập khẩu, mà còn để bảo vệ người tiêu dùng và hạn chế gian lận thương mại.

Trong thời gian gần đây, việc mua sắm trực tuyến xuyên biên giới từ các sàn thương mại điện tử quốc tế đã trở nên phổ biến ở Việt Nam. Người tiêu dùng trong nước dễ dàng đặt hàng từ các trang web nước ngoài, nhưng sự gia tăng lượng hàng hóa nhập khẩu này cũng kéo theo nhiều vấn đề về kiểm soát chất lượng, nguồn gốc, và an toàn sản phẩm.

Tổng cục Hải quan: Sẽ không thông quan hàng mua từ sàn online xuyên biên giới chưa đăng ký.  
Tổng cục Hải quan: Sẽ không thông quan hàng mua từ sàn online xuyên biên giới chưa đăng ký.

Theo đó, tại công văn ngày 8/11, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan các địa phương không thông quan với những tờ khai vận chuyển hàng hóa không có thông tin về website, sàn thương mại điện tử xuyên biên giới. Hàng khai đủ thông tin nhưng các website, sàn bán lẻ online chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam cũng không được thông quan.

Cùng với đó, cơ quan hải quan địa phương phải tăng kiểm tra, xử lý trường hợp có dấu hiệu chia hàng thành nhiều gói, kiện nhỏ hoặc khai sai trị giá để né kiểm tra, trốn thuế.

Ngoài ra cũng sẽ không thông quan với tờ khai có khai thông tin website cung cấp dịch vụ thương ại điện tử, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử… song các website, ứng dụng này chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam hoặc chưa được thông báo trên Hệ thống quản lý hoạt động thương mại điện tử tại trang online.gov.vn của Bộ Công Thương.

Theo quy định, các sàn bán lẻ online xuyên biên giới có tên miền Việt Nam, ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt, hoặc có trên 100.000 lượt giao dịch một năm từ Việt Nam phải đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương.

Hiện nay, nhiều sản phẩm nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử quốc tế không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, dẫn đến rủi ro cho người sử dụng. Thêm vào đó, quy định mới cũng giúp Tổng cục Hải quan kiểm soát nguồn gốc hàng hóa và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước.

Theo đó, các sàn thương mại điện tử muốn bán hàng tại thị trường Việt Nam sẽ phải thực hiện các thủ tục đăng ký và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, nguồn gốc hàng hóa cũng như tuân thủ các quy định về thuế.

Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát về nguồn gốc xuất xứ, sở hữu trí tuệ, trong đó tập trung vào các nhóm hàng nhập khẩu là thực phẩm và thực phẩm chức năng; linh phụ kiện điện tử; mỹ phẩm; hàng thời trang…

Rã soát toàn bộ các kho do doanh nghiệp chuyể n phát nhanh thuê tại các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh đang hoạt động.

"Nếu không duy trì đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát, kiêm soát của cơ quan hải quan thì báo cáo cấp có thẩm quyền để chấm dứt hoạt động và thu hồi mã kho", công văn của Tổng cục Hải quan nêu.

Động thái trên của Tổng cục Hải quan diễn ra khi thời gian gần đây, hàng hoá nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử tăng mạnh, xuất hiện nhiều sàn thương mại điện tử mới bán hàng giá rẻ vào thị trường Việt Nam chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Tổng cục Hải quan: Không thông quan hàng mua từ sàn online xuyên biên giới chưa đăng ký - Ảnh 1

Nhiều người tiêu dùng tỏ ra đồng tình với quy định mới này, cho rằng điều này giúp bảo vệ họ khỏi hàng hóa kém chất lượng. Chị Mai Hoa (Hà Nội) chia sẻ: “Việc kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi mua sắm, đặc biệt là với các mặt hàng từ nước ngoài”. Tuy nhiên, một số người cho rằng điều này có thể làm tăng giá sản phẩm do các chi phí bổ sung khi doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu mới.

Mới đây, Bộ Công Thương cũng phát đi khuyến cáo với người tiêu dùng khi mua sắm trên các trang thương mại điện tử xuyên biên giới.

Theo Bộ Công Thương, nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa dạng về mẫu mã, nhưng việc mua sắm trên các nền tảng chưa đăng ký và chưa được cơ quan nhà nước quản lý có thể dẫn đến những rủi ro.

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng cần thận trọng khi tiến hành các giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Tổng cục Hải quan: Không thông quan hàng mua từ sàn online xuyên biên giới chưa đăng ký. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng, dầu giảm sâu
Giá xăng RON 95-III giảm so với kỳ điều chỉnh trước, có giá 19.906 đồng/lít (giảm 1.210 đồng/lít).

Tin mới

Khúc bạch vải thiều: Khi món tráng miệng mùa vụ trở thành "ngôi sao" trên mạng xã hội hè 2025
Mỗi khi mùa hè đến, thị trường ẩm thực và đồ uống lại sôi động với sự lên ngôi của những món ăn, thức uống giúp giải nhiệt, mang đến cảm giác sảng khoái. Mùa hè năm 2025 cũng không ngoại lệ, và "ngôi sao" đang chiếm trọn sự chú ý của cộng đồng những người yêu ẩm thực chính là món khúc bạch vải thiều
Tiền điện tháng 6 tăng đột biến, EVN Hà Nội nói gì?
Theo EVNHANOI, ngoài việc nhiệt độ cao làm tăng tần suất sử dụng điện, thì việc điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt theo Quyết định 1279 có hiệu lực từ ngày 10/5 - với mức tăng 4,8%, là nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng cao.
Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.