0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 08/09/2024 20:20 (GMT+7)

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

Theo dõi KT&TD trên

Tín dụng đã phục hồi trở lại vào nửa đầu tháng 8, tuy nhiên, theo chuyên gia để đạt được mục tiêu tăng trưởng 15% trong nửa cuối năm là điều không dễ.

Khó đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 16/8 tăng 6,25% so với cuối năm 2023. Trước đó, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đến hết quý II đạt 6,1%, nhưng đến cuối tháng 7 chỉ còn tăng 5,66% so với cuối năm 2023. Như vậy, có thể thấy, tín dụng đã phục hồi trở lại vào nửa đầu tháng 8 và được kỳ vọng sẽ cải thiện dần trong mùa cao điểm cuối năm.

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS
Khó đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%.

Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Bộ Tài chính, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng ấn tượng trong quý II/2024, tạo nên sự lạc quan cho cả thị trường. Kết quả này có thể thúc đẩy nhu cầu tín dụng, khi các doanh nghiệp và cá nhân tìm kiếm các cơ hội đầu tư và mở rộng sản xuất.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh áp lực tỷ giá giảm và khả năng Ngân hàng Nhà nước có thể giảm lãi suất điều hành trong thời gian tới, lãi suất ngân hàng có thể tiếp tục duy trì ở mức thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn. Điều này không chỉ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế.

Do đó, ông Độ dự báo: “Tăng trưởng tín dụng trong những tháng tới sẽ có khả năng tiệm cận với các mục tiêu đề ra, đặc biệt nếu các điều kiện kinh tế tiếp tục cải thiện”.

Còn dưới góc nhìn của PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Trường đại học Kinh tế TP.HCM, với đà tăng trưởng tín dụng như hiện nay, khả năng trong những tháng cuối năm, dư nợ của ngành ngân hàng sẽ dần cải thiện. Bởi thông thường, nhu cầu vốn của khách hàng trong nửa cuối năm sẽ tăng cao hơn nửa đầu năm, nửa cuối năm là mùa kinh doanh cao điểm của các doanh nghiệp và tiêu dùng tăng, kéo theo nhu cầu về vốn tín dụng.

Tuy nhiên, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% mà NHNN đặt ra thì khó có thể đạt được. Dù ngành ngân hàng đang rất nỗ lực giảm lãi suất, đẩy mạnh hoạt động cho vay nhưng đến thời điểm hiện tại, tín dụng mới chỉ tăng hơn 6%. Như vậy, để đạt được mục tiêu thì trong nửa cuối năm còn lại, dư nợ tín dụng phải tăng hơn 8% là điều không dễ.

Tín dụng cuối năm trông chờ bất động sản

Với kỳ vọng tín dụng sẽ “khởi sắc” vào thời điểm cuối năm, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, nhu cầu vốn của người dân chính là động lực cho tăng trưởng tín dụng bền vững, trong đó phần lớn tín dụng được thúc đẩy bởi ngành bất động sản. Đây tiếp tục là nhóm có vai trò trọng yếu thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong năm 2024.

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS
Tín dụng cuối năm “khởi sắc” nhờ bất động sản.

Theo thống kê, nợ cho vay bất động sản vào cuối quý II/2024 đạt 3,083 triệu tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ lệ 21,4% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho hay, thị trường tài chính và tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh có vẻ như vẫn trầm lắng trong nửa đầu năm 2024 nên khoảng 4 tháng đầu tiên, tín dụng tăng trưởng thấp và cho đến tháng 5 mới bật tăng trở lại và tăng nhanh trong tháng 6. Trong khi đó, tín dụng bất động sản vẫn ở mức cao.

Theo ông Hiếu, tín dụng bất động sản tăng là một hiện tượng bình thường bởi, kinh doanh bất động sản hay mua nhà ở đều là hoạt động thực tiễn, nhu cầu của doanh nghiệp, người dân. Trong đó, ngân hàng cũng muốn hỗ trợ doanh nghiệp có vốn triển khai các công trình, dự án bất động sản. Từ đó, người dân có thể vay ngân hàng để mua có các sản phẩm với lãi suất đang ở mức thấp.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, các ngân hàng nên có một kế hoạch cho vay mang tính chất đồng đều hơn, phân phối tín dụng đồng đều hơn giữa tín dụng bất động sản và tín dụng giữa các ngành nghề khác. Bởi, không ít doanh nghiệp bất động sản đã sử dụng đòn bẩy tài chính gấp 4 - 5 lần so với vốn chủ sở hữu để phát triển ồ ạt dự án. Khi tỷ lệ đòn bẩy càng lớn, rủi ro vỡ nợ càng nhiều.

“Trước những lo ngại về rủi ro nợ xấu, nhiều ngân hàng cũng đang có xu hướng chuyển sang cho vay những lĩnh vực ít rủi ro hơn lĩnh vực bất động sản. Song, bất động sản vẫn là ngành chiếm tỷ lệ tín dụng cho vay cao bởi lợi nhuận ngành này đem lại, nhất là trong bối cảnh thị trường đang ấm trở lại”, ông Hiếu nhận định.

Các chuyên gia cũng kỳ vọng các chính sách hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bền vững hơn, điển hình từ các chính sách, cơ chế điều hòa giá nhà đất cho phù hợp với mức thu nhập của người dân và gói tín dụng cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, những thay đổi trong Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở mới hỗ trợ tăng trưởng tín dụng kỳ vọng vào tăng trưởng an toàn, bền vững hơn khi các điều khoản thay đổi mới chủ yếu có lợi cho người mua nhà.

Ngoài ra, những thay đổi trong Luật Các tổ chức tín dụng mới cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, phát triển bền vững hệ thống ngân hàng, nâng cao tính minh bạch, phát triển tín dụng tiêu dùng.

Anh Vũ

Bạn đang đọc bài viết Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.
Lãi vay mua nhà đang có chiều hướng gia tăng
Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động, lãi suất vay mua nhà đang có xu hướng tăng cao, đẩy nhiều người mua nhà vào tình thế khó khăn. Khi chi phí vay tăng, khả năng hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà của nhiều người trở nên xa vời hơn.

Tin mới

Những kịch bản về đường đi của cơn bão mới
Đến 1h ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, trên khu vực Bắc Biển Đông. Tất cả các mô hình dự báo hiện tại của Việt Nam và Quốc tế đều thống nhất cường độ của cơn bão mới này sẽ không mạnh như siêu bão YAGI.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.
Nhiều doanh nghiệp chung tay hỗ trợ cộng đồng sau cơn bão lịch sử Yagi tại Bản Mù
Thời gian qua, cả nước hướng về vùng lũ miền Bắc, chung tay khắc phục thiệt hại hậu quả cơn bão số 3 Yagi gây ra, sẻ chia những mất mát, khó khăn của đồng bào, góp sức giúp nhân dân các địa phương vùng bị ảnh hưởng nhằm sớm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh...
Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì, khẩn trương phối hợp với Bộ GTVT triển khai ngay nghiên cứu, khảo sát, hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, bảo đảm kiên cố, an toàn trong mọi điều kiện mưa lũ; báo cáo cấp có thẩm quyền.
Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông