0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 04/08/2024 09:43 (GMT+7)

Thủy sản Việt Nam lập đỉnh mới trong xuất khẩu tháng 7/2024

Theo dõi KT&TD trên

Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 885 triệu USD trong tháng 7/2024, là mức cao nhất kể từ đầu năm tới nay.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 7/2024 đã đạt mức cao nhất từ đầu năm với con số ấn tượng hơn 885 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 7 tháng đầu năm đã đạt 5,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam tháng 7/2024 đạt mức cao nhất trong năm. Ảnh minh họa
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam tháng 7/2024 đạt mức cao nhất trong năm. Ảnh minh họa

Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đều có sự tăng trưởng đồng đều, trong đó mặt hàng tôm nổi bật với mức tăng 11% so với các tháng đầu năm. Trung Quốc và EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu chủ lực cho tôm, chiếm tỷ trọng lần lượt là 24% và 32%. Xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng 9%, Nhật Bản tăng 4%, trong khi đó xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 21%.

Tính đến cuối tháng 7, kim ngạch xuất khẩu tôm đã đạt gần 2 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tôm chân trắng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 4%, tôm sú đạt 246 triệu USD, giảm 10%. Riêng tôm hùm tăng đột biến, đạt 145 triệu USD, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặt hàng cá tra cũng ghi nhận tín hiệu tích cực khi tăng trưởng 23% trong tháng 7. Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 7 tháng đầu năm đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam, với giá trị xuất khẩu 317 triệu USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc tiêu thụ chủ yếu cá tra cỡ lớn và các sản phẩm phile. Sản phẩm phụ như bong bóng cá tra cũng có tiềm năng xuất khẩu lớn, đạt khoảng 50 triệu USD trong 7 tháng đầu năm, trong đó riêng thị trường Trung Quốc chiếm 80%, đạt 40 triệu USD.

Sản lượng xuất khẩu cá ngừ trong tháng 7 tăng nhẹ 9% so với cùng kỳ năm trước, sau khi đã tăng trưởng mạnh từ 16-32% ở các tháng trước đó. Tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 7 tháng đầu năm đạt 555 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các loại thủy sản khác như mực, bạch tuộc và các loại cá biển khác đang gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu và không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang EU. Xuất khẩu các loại cá biển khác (trừ cá ngừ) giảm hơn 4% trong 7 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, xuất khẩu mực và bạch tuộc giữ mức ổn định so với cùng kỳ năm 2023, đạt khoảng 351 triệu USD.

Nhu cầu từ nhiều thị trường xuất khẩu thủy sản đã có dấu hiệu hồi phục rõ rệt. Trong tháng 7, Trung Quốc và Hong Kong tăng 30%, Mỹ tăng 14%, Nhật Bản tăng 11% và EU tăng 14%. Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ và Trung Quốc đều tăng 10%, chiếm gần 18% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đạt trên 930 triệu USD. Xuất khẩu sang EU tăng 10%, đạt trên 600 triệu USD. Riêng xuất khẩu sang Hàn Quốc chỉ tăng nhẹ 1%, đạt 426 triệu USD.

Mỹ và EU được dự báo sẽ là những thị trường kỳ vọng trong nửa cuối năm 2024, nhờ vào tín hiệu tích cực từ kinh tế hồi phục, lạm phát giảm và lãi suất giảm. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng thủy sản đông lạnh sang Trung Quốc vẫn chưa đạt được bước đột phá lớn với giá trị tương đối thấp. Ngược lại, Trung Quốc lại là điểm đến số một cho các loại thủy sản tươi sống như tôm hùm, cua, ngao, ốc, phục vụ cho ngành nhà hàng, khách sạn và du lịch.

Một số quy định mới trong Nghị định 37/2024/NĐ-CP, bổ sung và sửa đổi một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Thủy sản 2017, có hiệu lực từ ngày 19/5/2024, đã khiến một số doanh nghiệp cá ngừ phải ngừng thu mua nguyên liệu cá ngừ vằn khai thác trong nước vì không đáp ứng được yêu cầu kích thước tối thiểu 0,5m để sản xuất cá ngừ đóng hộp. Về vấn đề này, VASEP đã gửi công văn tới Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề xuất sửa đổi Nghị định 37 để phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế, trong đó bao gồm việc điều chỉnh quy định về kích thước tối thiểu của cá ngừ vằn. Đồng thời, VASEP cũng yêu cầu các doanh nghiệp hội viên tuân thủ quy định IUU và Nghị định 37 trong thời gian chờ Chính phủ xem xét và sửa đổi.

Dự báo cho nửa cuối năm, xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể trở lại quỹ đạo tăng trưởng như trước đại dịch Covid-19, với dự kiến đơn hàng sẽ tăng cao trong quý III để phục vụ cho các lễ tết cuối năm tại các thị trường.

Bạn đang đọc bài viết Thủy sản Việt Nam lập đỉnh mới trong xuất khẩu tháng 7/2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...