0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 27/07/2023 15:36 (GMT+7)

Thiếu đơn hàng, ngành điều tiếp tục xin giảm chỉ tiêu xuất khẩu

Theo dõi KT&TD trên

Trước tình hình khó khăn từ nội tại lẫn thị trường tiêu thụ, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) tiếp tục đề nghị điều chỉnh kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm 2023 đạt 3,05 tỉ USD, giảm 50 triệu USD so với kế hoạch đã đề ra.

Trong Hội nghị thông tin thị trường điều, tổ chức chiều 26/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, ngành điều đã xuất khẩu được 279.000 tấn điều nhân các loại, kim ngạch đạt khoảng 1,6 tỉ USD, tăng 9,49% về lượng và tăng 7,65% về trị giá nhưng giá xuất khẩu nhân điều bình quân chỉ đạt khoảng 5.717 USD/tấn, giảm 1,73% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về tình hình tiêu thụ, các thị trường chủ lực đều đang chủ động "thắt lưng buộc bụng", giảm chi tiêu đối với những mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu. Trong khi đó, các nước châu Phi đang tiến dần đến việc tự sản xuất chế biến nhân điều (tương tự nhà máy tại Việt Nam đang làm), do đó nguồn nguyên liệu châu Phi nhập về Việt Nam thường là điều thô phẩm cấp thấp. Các doanh nghiệp nhập khẩu lưu trữ hàng trong kho với thời gian dài dẫn đến chất lượng điều nhân chế biến cũng giảm sút.

Ngành điều tiếp tục xin giảm chỉ tiêu xuất khẩu do thiếu đơn hàng
Ngành điều tiếp tục xin giảm chỉ tiêu xuất khẩu

Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó chủ tịch thường trực VINACAS, cảnh báo: "Mới đây, VINACAS nhận được than phiền từ các nhà nhập khẩu châu Âu, phản ảnh chất lượng điều nhân của doanh nghiệp Việt Nam giảm đi và nhiều lô hàng có tồn dư côn trùng sống. Việc giữ được chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn của ngành điều Việt Nam, bởi nhiều lợi thế trước đây không còn nữa, và áp lực cạnh tranh từ các nước châu Phi đang mỗi ngày một lớn hơn".

Theo phản ảnh của các doanh nghiệp, thủ tục kiểm dịch thực vật đối với những lô hàng điều thô nhập khẩu hiện nay còn mất nhiều thời gian, khiến thời gian lưu hàng tại bãi kéo dài làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Lãnh đạo VINACAS kiến nghị Chính phủ tiếp tục xem xét ban hành điều chỉnh chính sách để hạn chế nhập khẩu nhân điều sơ chế; tích cực tháo gỡ vướng mắc về tín dụng, xúc tiến thương mại để tìm kiếm thị trường mới...

Trước tình hình khó khăn từ nội tại lẫn thị trường tiêu thụ, VINACAS tiếp tục đề nghị điều chỉnh kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm 2023 đạt 3,05 tỉ USD, giảm 50 triệu USD so với kế hoạch đã đề ra. Trước đó, VINACAS xin được điều chỉnh chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu giảm từ 3,8 tỉ USD theo kế hoạch của Bộ NN-PTNT xuống 3,1 tỉ USD.

VINACAS kiến nghị Nhà nước tiếp tục xem xét, hỗ trợ ban hành cơ chế, chính sách nhập khẩu nhân điều phù hợp để đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp chế biến trong nước theo; đề nghị các bộ, ngành và các địa phương tạo điều thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp ngành điều, đặc biệt là về lĩnh vực cho vay tín dụng của ngân hàng, các chính sách thuế và hải quan.

Hướng tới mục tiêu nâng cao tỷ lệ chế biến sâu, VINACAS kiến nghị Bộ Công Thương có các chương trình khuyến công, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, cải tiến công nghệ, thiết bị, chuyển đổi số, nâng cấp cơ sở chế biến phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tìm khách hàng, đầu tư chế biến sâu, điều hữu cơ, dầu vỏ hạt điều và đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu.

Dương Định (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Thiếu đơn hàng, ngành điều tiếp tục xin giảm chỉ tiêu xuất khẩu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.