0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 25/11/2022 08:54 (GMT+7)

Thị phần cà phê Việt Nam tại Trung Quốc giảm mạnh

Theo dõi KT&TD trên

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 11,9% trong 9 tháng đầu năm 2021 xuống 7,3% thị phần trong 9 tháng năm 2022.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy giá trị nhập khẩu cà phê của thị trường này trong tháng 9 đạt 97,5 triệu USD, tăng 81% so với tháng 9/2021.

Tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Quốc đạt 528 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2021.

Ảnh minh họa 
Ảnh minh họa

9 tháng đầu năm, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó các nguồn cung cà phê chính là Ethiopia, Colombia, Brazil, Italy, Việt Nam.

Trong tháng 9, Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 6 cho Trung Quốc với kim ngạch 4,4 triệu USD, giảm 20% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng đầu năm, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 38,6 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 11,9% trong 9 tháng đầu năm 2021 xuống 7,3% thị phần trong 9 tháng năm 2022.

Trong các thị trường chính, Trung Quốc có xu hướng tăng nhập khẩu cà phê ở các thị trường như Ethiopia, Colombia, Brazil, Italy và giảm ở Việt Nam.

Trong tháng 9, Ethiopia là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Trung Quốc với giá trị nhập khẩu đạt trên 33 triệu USD, tăng 316% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng đầu năm, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ Ethiopia đạt 134,78 triệu USD, tăng 183% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cà phê của Ethiopia trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc tăng nhẹ từ 12,2% trong 9 tháng đầu năm 2021 lên 12,5% trong 9 tháng năm 2022.

Hoài Anh

Bạn đang đọc bài viết Thị phần cà phê Việt Nam tại Trung Quốc giảm mạnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng
Nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, TP. Hà Nội đang triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung. Dự kiến, mức khuyến mại lên tới hơn 50% của khoảng 1.000 - 2.000 đơn vị tham gia sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, phục hồi và phát triển kinh tế.
An toàn thực phẩm – Lá chắn cho thương hiệu nông sản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
Thương mại điện tử: Rẻ thật hay chỉ là ảo giác khuyến mãi?
Trong làn sóng số hóa mạnh mẽ của thời đại 4.0, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tiêu dùng của người Việt Nam. Từ những chiếc điện thoại thông minh đến nhu yếu phẩm hàng ngày, tất cả đều có thể được mua sắm chỉ với vài cú click chuột.

Tin mới

Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An
Đảo Châu Âu, Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: Mật độ xây dựng 14% - thấp nhất toàn dự án; mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước; mật độ cây xanh mặt nước, cây cổ thụ cao nhất dự án; 100% các căn biệt thự khép kín.
Thị trường chứng khoán chờ đợi bùng nổ về thanh khoản
Sau chuỗi tăng điểm mạnh, thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn giằng co, thận trọng. Nhiều chuyên gia nhận định có thể sẽ xuất hiện vài phiên điều chỉnh kỹ thuật trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mới và dòng tiền có dấu hiệu phân hóa.
Nông nghiệp số – lối ra mới cho kinh tế Nông thôn
Ngày nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nông nghiệp không còn là ngoại lệ. Khái niệm Nông nghiệp số đang nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn, mở ra những con đường mới và mang lại sức sống cho kinh tế nông thôn Việt Nam.