0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 17/10/2024 06:48 (GMT+7)

Thành phố Hồ Chí Minh: Chốt bảng giá đất điều chỉnh

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 16/10, Hội đồng thẩm định bảng giá đất Thành phố Hồ Chí minh đã có báo cáo thẩm định dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh: Chốt bảng giá đất điều chỉnh
Bảng giá đất tại Thành phố Hồ Chí Minh cao nhất là 687,2 triệu đồng/m2.

Theo đó, Hội đồng thẩm định bảng giá đất Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất theo đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố tại Tờ trình số 10487, ý kiến của Tổ giúp việc Hội đồng và dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020.

Cùng đó, giao Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ quy định của pháp luật hoàn chỉnh đầy đủ hồ sơ, thủ tục trình UBND Thành phố Hồ Chí Minh xem xét, quyết định.

Theo Hội đồng thẩm định, tại tờ trình trước đây, Sở Tài nguyên và Môi trường sử dụng dữ liệu giá đất nông nghiệp tính bồi thường trên địa bàn Thành phố để đề xuất giá đất nông nghiệp là chưa phản ánh đầy đủ giá đất nông nghiệp thuần túy cho hoạt động trồng trọt, sản xuất.

Nay tại Tờ trình số 10487, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng bảng giá đất đối với đất nông nghiệp trên cơ sở giá đất nông nghiệp quy định tại Quyết định 02/2020 nhân với hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) theo Quyết định số 56/2023 nhằm đảm bảo ổn định cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là phù hợp.

Điều này cũng không ảnh hưởng đến trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì khi đó người bị thu hồi đất sẽ được xác định giá đất cụ thể theo giá thị trường để tính bồi thường.

Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng bảng giá đất đối với đất nông nghiệp trong Khu nông nghiệp công nghệ cao theo hướng giữ nguyên như mức thu hiện hành là phù hợp.

Đối với đất ở, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thu thập thông tin giá đất từ cơ sở dữ liệu giá và giá đất chuyển nhượng thị trường và căn cứ tình hình kinh tế - xã hội thực tiễn của Thành phố để đề xuất bảng giá đất đối với đất ở phù hợp với từng quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Đồng thời, đã thực hiện rà soát, cân đối các mức giá đối với các vị trí giáp ranh giữa các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các đoạn đường, tuyến đường trên cùng một địa bàn.

Cùng đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng bảng giá đất đối với đất thương mại, dịch vụ trên cơ sở đánh giá đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực để đề xuất mức giá cho từng khu vực, vị trí là phù hợp.

Đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đánh giá đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực để đề xuất giá đất đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là phù hợp.

Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất giá đất đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có tính đặc thù (đất khu công nghiệp, khu chế xuất, công viên phần mềm Quang Trung, cụm công nghiệp, khoáng sản); đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào các mục đích công cộng là phù hợp.

Trước đó, tại Tờ trình số 10487 của Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Hội đồng thẩm định bảng giá đất Thành phố về việc ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về bảng giá đất trên địa bàn Thành phố.

Đối với đất nông nghiệp sẽ phân làm ba khu vực và 3 vị trí. Khu vực 1 gồm các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Khu vực 2 gồm các quận: 7, 8, 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp và thành phố Thủ Đức. Khu vực 3 gồm: huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ.

Nếu áp dụng giá đất nông nghiệp tại Quyết định 02/2020 nhân cho hệ số K tương ứng theo từng khu vực, vị trí tại Quyết định 56/2023. Trong đó khu vực 1 nhân hệ số K 2,7 lần. Khu vực 2 nhân hệ số K 2,6 lần. Khu vực 3 nhân hệ số K 2,5 lần.

Về giá đất, giá đất trồng cây hàng năm (đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác) là từ 400.000 - 765.000 đồng/m2 (tùy khu vực, tùy vị trí). Đối với đất trồng cây lâu năm, có giá từ 480.000 – 810.000 đồng/m2 cũng tùy khu vực, tùy vị trí).

Đối với đất nông nghiệp trong Khu nông nghiệp công nghệ cao, giá đất nông nghiệp là 320.000 đồng/m2. Giá đất nông nghiệp trong Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố tại xã Phạm Văn Cội (huyện Củ Chi) tính bằng 128.000 đồng/m2 nhân hệ số K 2,5 lần.

Đối với đất phi nông nghiệp, đất có vị trí mặt tiền đường (đường có tên trong bảng giá đất ở), áp dụng đối với các thửa đất, khu đất có ít nhất một mặt giáp với đường (lòng đường, lề đường, vỉa hè) hiện hữu được quy định trong bảng giá đất điều chỉnh. Trong đó, giá đất cao nhất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi (quận 1), có giá cao nhất lên đến 687,2 triệu đồng/m2.

Các vị trí tiếp theo không tiếp giáp mặt tiền đường bao gồm: Vị trí 2 áp dụng đối với các thửa đất, khu đất có ít nhất một mặt tiếp giáp với hẻm có độ rộng từ 5m trở lên thì tính bằng 0,5 của vị trí 1. Vị trí 3 áp dụng đối với các thửa đất, khu đất có ít nhất một mặt tiếp giáp với hẻm có độ rộng từ 3m đến dưới 5m thì tính bằng 0,8 của vị trí 2.

Vị trí 4 áp dụng đối với các thửa đất, khu đất có những vị trí còn lại tính bằng 0,8 của vị trí 3. Trường hợp các vị trí nêu trên có độ sâu tính từ mép trong của đường (lòng đường, lề đường, vỉa hè) của mặt tiền đường (theo bản đồ địa chính) từ 100m trở lên thì giá đất tính giảm 10% của từng vị trí.

Bạn đang đọc bài viết Thành phố Hồ Chí Minh: Chốt bảng giá đất điều chỉnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình đạt khoảng 90%
Dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) với diện tích lớn thứ hai thuộc huyện Thái Thuỵ. Dự án hứa hẹn sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nhanh và bền vững.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.

Tin mới