0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 11/09/2024 20:30 (GMT+7)

HoREA: Tính Bảng giá đất bằng phương pháp lấy giá bồi thường thực tế

Theo dõi KT&TD trên

Tại Hội nghị xử lý vướng mắc của UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 10/9,

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề xuất phương thức tính Bảng giá đất điều chỉnh tại địa bàn, bằng cách lấy giá bồi thường thực tế tại các tuyến đường đã được UBND TP.HCM phê duyệt làm chuẩn.

HoREA: Tính Bảng giá đất bằng phương pháp lấy giá bồi thường thực tế
Toàn cảnh TP.HCM. (Ảnh minh họa)

Còn bất cập

Theo HoREA, khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 đã quy định “trường hợp cần thiết UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh Bảng giá đất theo quy định của Luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương”, mà TP.HCM thuộc trường hợp cần thiết ban hành Bảng giá đất điều chỉnh, do TP.HCM có 570 tuyến đường (mới) chưa có trong Bảng giá đất; Tất cả các mức giá đất trong Bảng giá đất theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND của UBND TP.HCM đều rất thấp, chỉ bằng khoảng 30% giá thị trường.

Bên cạnh đó, phải cập nhật vào Bảng giá đất các mức giá đất mà thành phố đã bồi thường thực tế khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư công như Dự án đường Vành đai 3, Dự án Rạch Xuyên Tâm…, đã áp dụng các hệ số điều chỉnh giá đất theo Quyết định số 11/2024/QĐ-UBND của UBND TP.HCM.

Đáng chú ý, Luật Đất đai 2024 không còn quy định “hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm” và “hệ số điều chỉnh giá đất khi Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng” như quy định trước đây của Luật Đất đai 2013 và Nghị định 44/2014/NĐ-CP.

HoREA cho rằng, TP.HCM phải ban hành Bảng giá đất điều chỉnh theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 71/2024/NĐ-CP để phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương. Căn cứ khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024, dư thảo Bảng giá đất điều chỉnh có tính chất “quá độ” được áp dụng từ ngày 1/8/2024 đến ngày 31/12/2025 và trong thời gian này, Sở Tài nguyên và Môi trường còn phải xây dựng “Bảng giá đất lần đầu” để áp dụng kể từ ngày 1/1/2026 và với các mức giá đất của dự thảo Bảng giá đất điều chỉnh có thể là nền tảng để xây dựng Bảng giá đất lần đầu.

Hiệp hội nhận thấy có 4 trường hợp cần được quan tâm xem xét để có cơ chế thu tiền sử dụng đất hợp tình hợp lý, gồm: Người chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu với hơn 8.000 thửa đất trên địa bàn thành phố; người có nhu cầu xin tách thửa đất đồng thời chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở để chia cho con cháu; người xin hợp pháp hóa quyền sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với nhà ở trong cùng thửa đất nằm xen kẽ trong khu dân cư ổn định, mà phần đất có nhà ở đã được cấp Giấy chứng nhận, đối với phần đất còn lại này tuy được xác định là đất nông nghiệp trồng cây ngắn ngày nhưng thực chất là sân nhà, không còn chức năng sản xuất nông nghiệp.

Đối với trường hợp người có nhà, đất nằm trong các khu vực bị “quy hoạch treo”, “dự án treo”, điển hình như quy hoạch khu dân cư xây dựng mới hoặc quy hoạch khu dân cư chỉnh trang hoặc dự án Bình Quới Thanh Đa đã bị thiệt thòi, thiệt hại rất lớn trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, dự thảo Bảng giá đất điều chỉnh được công bố ngày 29/7/2024 với giá đất tăng nhiều lần, trong đó có một số mức giá đất chưa thật hợp lý có thể dẫn đến các trường hợp người dân nộp tiền sử dụng đất cao hơn nhiều lần kể từ ngày 1/8/2024 so với những trường hợp người dân đã nộp tiền sử dụng đất trước đó và có thể trong quá trình tác nghiệp về phương thức tính Bảng giá đất điều chỉnh của đơn vị tư vấn giá đất định giá đất hoặc cơ quan chủ trì soạn thảo đã có một số “bất cập”.

Đề xuất phương thức tính Bảng giá đất điều chỉnh

Đối với dự thảo Bảng giá đất điều chỉnh, Hiệp hội nhận thấy các địa phương khi thực hiện định giá đất thì phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 158 Luật Đất đai 2024 và khi xây dựng Bảng giá đất thì phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật Đất đai 2024.

Trên cơ sở đó, Hiệp hội đề xuất “phương thức tính Bảng giá đất điều chỉnh” trên địa bàn TP.HCM, đó là: Việc sử dụng “phương thức tính Bảng giá đất điều chỉnh” bằng cách lấy giá bồi thường thực tế tại các tuyến đường đã được UBND TP.HCM phê duyệt “làm chuẩn” và áp dụng “phương pháp so sánh” để xác định giá đất của các tuyến đường lân cận trong cùng khu vực hoặc giữa các khu vực trên địa bàn từng quận, huyện, thành phố Thủ Đức, để bảo đảm công bằng cho các cá nhân, hộ gia đình sẽ nộp tiền sử dụng đất từ ngày 1/8/2024 đến ngày 31/12/2025 cũng sẽ nộp tương đương hoặc nếu có cao hơn thì không chênh lệch quá lớn so với các trường hợp đã nộp tiền sử dụng đất trong 7 tháng đầu năm 2024.

Hiệp hội đề nghị sử dụng “phương thức tính Bảng giá đất điều chỉnh” có dải biên độ rộng, sẽ sát với giá đất tại các khu vực của các quận, huyện; đề nghị không sử dụng “phương thức tính Bảng giá đất điều chỉnh” bằng cách lấy Bảng giá đất nhân (x) “hệ số” để tính đồng loạt tất cả các mức giá đất trong dự thảo Bảng giá đất điều chỉnh như trường hợp dự thảo Bảng giá đất điều chỉnh của Quận 1, Quận 4 và Quận 5 và xây dựng lại dự thảo Bảng giá đất điều chỉnh của các quận này.

Bên cạnh đó, không sử dụng “phương thức tính Bảng giá đất điều chỉnh” bằng cách lấy Bảng giá đất 02 nhân (x) “hệ số” để tính đồng loạt theo từng nhóm tuyến đường; Thứ tư, không xây dựng các mức giá đất của dự thảo Bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn 6 quận (Quận 3, Quận 6, Quận 7, Quận 11, Quận 12, Bình Thạnh), 4 huyện (Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ) và thành phố Thủ Đức có “mức giá đất cao nhất” trong dự thảo Bảng giá đất điều chỉnh cao hơn mức cao nhất của khung hệ số (K) đối với đất ở theo Quyết định 11/2024/QĐ-UBND của UBND TP.HCM.

Đồng thời, HoREA đề nghị đơn vị tư vấn định giá đất và Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát tổng thể để hoàn thiện dự thảo Bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn 22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức; sửa lại cho đúng tên dự thảo Bảng giá đất điều chỉnh quận Gò Vấp và huyện Cần Giờ…

Bạn đang đọc bài viết HoREA: Tính Bảng giá đất bằng phương pháp lấy giá bồi thường thực tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người dân không mặn mà với việc vay vốn giá rẻ để mua nhà
Dù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà. Thực tế là giá chung cư tại Hà Nội liên tục leo thang, lãi suất cho vay mua nhà lại ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.