0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 05/03/2024 07:58 (GMT+7)

Thanh Hóa: Trung tâm nông nghiệp tiền tỷ bỏ không

Theo dõi KT&TD trên

Dự án Trung tâm phát triển nông thôn Thanh Hóa được đầu tư năm 2009, tổng mức đầu tư 17 tỷ đồng bằng nguồn vốn tài trợ của tổ chức JICA, do UBND huyện Hoằng Hóa làm chủ đầu tư. Sau nhiều năm sử dụng không hiệu quả, đến nay dự án này đang bị bỏ không.

Thanh Hóa: Trung tâm nông nghiệp tiền tỷ bỏ không
Dự án Trung tâm phát triển nông thôn sau khi được chuyển giao về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, nhưng dự án vẫn chưa sử dụng có hiệu quả.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Dự án Trung tâm Phát triển nông thôn Thanh Hóa được đầu tư xây dựng từ năm 2009, với mục tiêu ban đầu là nơi trưng bày, sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ nông sản, với diện tích khoảng 20.000m2, dự án bao gồm nhiều hạng mục như: Khu nhà trung tâm phục vụ trưng bày và bán sản phẩm, hội thảo, tập huấn; nhà kho và các công trình phụ trợ. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động không hiệu quả, năm 2014 UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định chuyển giao trung tâm từ UBND huyện Hoằng Hóa về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa quản lý.

Sau khi tiếp nhận, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức bộ máy mới của trung tâm (gồm 6 cán bộ, nhân viên), với nhiệm vụ được giao là phục vụ sự phát triển ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như: Mô hình hoạt động của trung tâm không phù hợp với công năng sử dụng của tòa nhà (bởi mục tiêu của dự án theo chương trình tín dụng chuyên ngành của JICA là thử nghiệm mô hình sản xuất nông nghiệp khép kín, được thực hiện đồng bộ từ định hướng quy hoạch sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật, thu mua, sơ chế, bảo quản và đưa sản phẩm sạch đến tay người tiêu dùng); vị trí trung tâm cách khá xa thành phố, xa khu dân cư, không phù hợp cho tổ chức triển lãm, hội chợ; khó khăn, bất cập trong công tác kết nối, phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp và người sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế và chất lượng cao cung cấp cho thị trường nên trung tâm hoạt động chưa hiệu quả.

Theo quan sát của phóng viên, hiện nay dự án vẫn bỏ không, chỉ một dãy ki-ốt phía trước mới được xây dựng những năm gần đây đang được sử dụng trưng bày một số sản phẩm ngành Nông nghiệp, nhiều hạng mục của dự án có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo điện tử Xây dựng ghi nhận được:

Thanh Hóa: Trung tâm nông nghiệp tiền tỷ bỏ không

Khu nhà trung tâm phục vụ trưng bày và bán sản phẩm hiện nay đang bỏ không.

Thanh Hóa: Trung tâm nông nghiệp tiền tỷ bỏ không

Dự án có diện tích khoảng 20.000m2 đang bị bỏ không gây lãng phí ngân sách Nhà nước.

Thanh Hóa: Trung tâm nông nghiệp tiền tỷ bỏ không

Khu nhà kho đang cũng rơi vào tình trạng bỏ không, tường rào bao quanh cũng bị hư hỏng.

Thanh Hóa: Trung tâm nông nghiệp tiền tỷ bỏ không

Dự án đang có dấu hiệu xuống cấp.

Thanh Hóa: Trung tâm nông nghiệp tiền tỷ bỏ không

Ki-ốt phía trước dự án đang được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm OCOP.

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Trung tâm nông nghiệp tiền tỷ bỏ không. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.

Tin mới

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.