0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 22/08/2023 14:01 (GMT+7)

Tập đoàn Masan công bố báo cáo hợp nhất giữa niên độ năm 2023

Theo dõi KT&TD trên

CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa công bố báo cáo hợp nhất giữa niên độ năm 2023, ghi nhận doanh thu thuần đạt 37.314 tỉ đồng, tăng 4% so với cùng kì. Giá vốn bán hàng đạt 26.901 tỉ đồng, nên lãi gộp doanh nghiệp thu về khoảng 10.413 tỉ đồng, tăng 4% so với 6 tháng đầu năm 2022.

Trong kì, doanh thu hoạt động tài chính Tập đoàn Masan xấp xỉ 1.340 tỉ đồng, giảm 16%. Trong khi đó, chi phí tài chính gần 4.129, tăng đến 44% so với cùng kì. Các công ty liên kết giảm lãi từ 2.445 tỉ đồng về còn 1.901 tỉ đồng. Chi phí bán hàng hơn 6.748 tỉ đồng, tăng 13%. Chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 1.763 tỉ đồng, giảm 9%.

Tính đến ngày 30.6.2023, nợ phải trả Tập đoàn Masan còn 103.334 tỉ đồng (hơn 4,3 tỉ USD), chiếm 73% tổng tài sản. Đáng chú ý khi nợ ngắn hạn tại doanh nghiệp đã vượt tài sản ngắn hạn 11.120 tỉ đồng. Ngoài ra, với chi phí lãi vay lên đến 3.532 tỉ đồng, tương ứng mỗi ngày Tập đoàn Masan phải chi 19.6 tỉ đồng để trả lãi vay.

Kết quả, kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, Tập đoàn Masan báo lãi trước thuế 1.032 tỉ đồng, giảm 69% so với cùng kì năm 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt 868 tỉ đồng, giảm 72%. Trong năm 2022, Tập đoàn Masan đặt kế hoạch doanh thu đạt 90.000 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế kế hoạch là 4.000 tỉ đồng. Với kết quả kinh doanh trên, Tập đoàn Masan đã hoàn thành được 42% mục tiêu doanh thu và 22% chỉ tiêu lợi nhuận.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm Tập đoàn Masan so với cùng kì.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm Tập đoàn Masan so với cùng kì.

Tại ngày 30.6.2023, tổng tài sản Tập đoàn Masan đạt 140.858 tỉ đồng, giảm 484 tỉ đồng sau 6 tháng. Bao gồm, tài sản ngắn hạn là 45.883 tỉ đồng và tài sản dài hạn là 94.979 tỉ đồng. Trong đó, tiền mặt tại Tập đoàn còn gần 30 tỉ đồng, tiền gửi ngân hàng còn 2.384 tỉ đồng, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng từ ngày giao dịch hơn 6.394 tỉ đồng. Ngoài ra, Tập đoàn Masan còn có 2.643 tỉ đồng và 1.980 tỉ đồng các khoản tương đương tiền.

Tính đến cuối tháng 6.2023, hàng tồn kho Tập đoàn Masan đạt 13.902 tỉ đồng, giảm 543 tỉ đồng so với hồi đầu năm. Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả Tập đoàn Masan còn 103.334 tỉ đồng (hơn 4,3 tỉ USD), tăng thêm khoảng 1.372 tỉ đồng sau 6 tháng. Số nợ phải trả này chiếm 73% tổng tài sản và cao gấp 2,7 lần so với vốn chủ sở hữu (37.524 tỉ đồng).

Nợ phải trả Tập đoàn Masan còn 103.334 tỉ đồng (hơn 4,3 tỉ USD)
Nợ phải trả Tập đoàn Masan còn 103.334 tỉ đồng (hơn 4,3 tỉ USD)

Nhìn kỹ cơ cấu nợ phải trả Tập đoàn Masan có thể thấy, nợ ngắn hạn với 57.503 tỉ đồng đã cao hơn tài sản ngắn hạn 45.883 tỉ đồng khoảng 11.120 tỉ đồng. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang gặp áp lực về thanh khoản khi hệ số khả năng thanh toán hiện thời (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn) tại Tập đoàn Masan là 0,80%.

Theo lý thuyết, hệ số khả năng thanh toán hiện thời nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Khi hệ số càng gần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản.

Trong đó, nợ vay tài chính Tập đoàn Masan là 68.069 tỉ đồng, chiếm 66% tổng nợ phải trả của Tập đoàn Masan. Việc nợ vay tài chính neo cao, làm cho chi phí lãi vay doanh nghiệp nửa bán niên năm 2023 lên đến 3.532 tỉ đồng, tăng thêm khoảng 1.297 tỉ đồng so với cùng kì năm ngoái. Tương ứng, trung bình trong 6 tháng đầu năm 2023, mỗi ngày doanh nghiệp phải dành khoảng 19,6 tỉ đồng để trả chi phí lãi vay. Chi phí lãi vay tăng cao cũng là nguyên nhân ăn mòn lợi nhuận của Tập đoàn Masan trong kì.

PV

Bạn đang đọc bài viết Tập đoàn Masan công bố báo cáo hợp nhất giữa niên độ năm 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.