0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 09/07/2024 15:23 (GMT+7)

Tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số thành một ngành kinh tế có đóng góp lớn cho kinh tế đất nước.

Tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số
Ảnh minh họa.

Bộ TT&TT cho biết, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc hoàn thiện, xây dựng thể chế để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), công nghiệp công nghệ số trong nước. Các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước gần đây tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, định hướng quan trọng cho việc hoàn thiện thể chế về công nghiệp công nghệ số.

Cơ sở thực tiễn cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số

Tuy nhiên, quy định pháp luật về công nghiệp CNTT được ban hành hơn 17 năm qua, tại thời điểm ngành CNTT mới bắt đầu phát triển tại Việt Nam. Những quy định này chưa điều chỉnh được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn phát triển ngành công nghiệp CNTT.

Dân số Việt Nam gần 100 triệu người, đứng thứ 15 thế giới, là thị trường lớn để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định biện pháp đột phá để phát triển thị trường trong nước cho doanh nghiệp công nghệ số, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số vừa và nhỏ.

Dữ liệu số là tư liệu sản xuất đầu vào của ngành công nghiệp công nghệ số, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số... Tuy nhiên, còn khoảng trống các quy định pháp luật về phát triển dữ liệu số phục vụ hoạt động công nghiệp công nghệ số.

Một lĩnh vực đặc thù đang có sự phát triển mạnh mẽ thời gian qua là vi mạch bán dẫn. Vi mạch bán dẫn là một sản phẩm phần cứng điện tử, thuộc ngành công nghiệp công nghệ số, là hạt nhân của các công nghệ số của tương lai như AI, 5G/6G, ứng dụng trong nhiều sản phẩm kỹ thuật số như điện thoại thông minh, ô tô. Các quốc gia lớn trên thế giới và khu vực đều có chính sách riêng cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, phù hợp với đặc thù và vị trí quốc gia đó trong chuỗi giá trị vi mạch toàn cầu. Do đó, Việt Nam cũng cần có quy định riêng để thúc đẩy lĩnh vực quan trọng này.

Phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước

Để công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh đi đôi với phát triển bền vững, cần có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển các sản phẩm công nghệ số thiết kế và sản xuất trong nước. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định xác định và chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm công nghệ số thiết kế và sản xuất trong nước.

Để thể chế hóa quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp công nghệ số; khắc phục những tồn tại, hạn chế cũng như tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện các cơ chế chính sách vượt trội, đột phá; huy động mọi nguồn lực phát triển hiệu quả tiềm năng phát triển ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số - xã hội số tại Việt Nam; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia công nghiệp công nghệ số phát triển thì việc xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số là rất cần thiết.

Mục đích ban hành Luật Công nghiệp công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; Việt Nam trở thành môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.

Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, sản xuất tại Việt Nam; góp phần xây dựng chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số.

Bố cục của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 06 chương, 90 điều. Cụ thể như sau:

Chương I. Những quy định chung (gồm 06 điều: từ Điều 1 đến Điều 6).

Chương II. Hoạt động công nghiệp công nghệ số và sản phẩm, dịch vụ công nghệ số (gồm 07 điều: từ Điều 7 đến Điều 13).

Chương III. Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số (gồm 14 mục, 45 điều: từ Điều 14 đến Điều 58).

Chương IV. Thúc đẩy, phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số (gồm 05 mục, 27 điều: từ Điều 59 đến Điều 85).

Chương V. Quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số (gồm 02 điều: Điều 86 và Điều 87).

Chương VI. Điều khoản thi hành (gồm 03 điều: từ Điều 88 đến Điều 90).

Bạn đang đọc bài viết Tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 25/11: Chưa có dấu hiệu giảm
Giá vàng hôm nay 25/11: Giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết ở mức 85-87 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa chiều mua và bán là 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tăng mạnh và động thái của Ngân hàng Nhà nước
Trong bối cảnh giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh và nhu cầu tín dụng gia tăng vào các tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp can thiệp trên thị trường tiền tệ một cách linh động, nhằm giúp ổn định thanh khoản hệ thống.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Phiên giao dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.

Tin mới

Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.