0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 23/07/2025 14:40 (GMT+7)

Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Đảm bảo phù hợp với bản chất của từng loại thu nhập

Theo dõi KT&TD trên

Việc sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), nhằm mở rộng cơ sở thuế; rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định về người nộp thuế (NNT), thu nhập chịu thuế;

Nghiên cứu điều chỉnh ngưỡng cũng như mức thuế suất thuế TNCN đối với một số loại thu nhập để đảm bảo phù hợp với bản chất của từng loại thu nhập và mục tiêu điều tiết của thuế TNCN.

Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đối với NNT và người phụ thuộc đảm bảo công bằng, phù hợp với bản chất của từng loại thu nhập

Tạo thuận lợi hơn cho NNT và cơ quan thuế

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Luật Thuế TNCN (thay thế) xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương trước khi trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua. Dự thảo Luật Thuế TNCN (thay thế) gồm 4 Chương, 30 Điều. Bộ Tài chính cho biết, mục đích ban hành Luật Thuế TNCN (thay thế), nhằm mở rộng cơ sở thuế; rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định về NNT, thu nhập chịu thuế; nghiên cứu điều chỉnh ngưỡng cũng như mức thuế suất thuế TNCN đối với một số loại thu nhập để đảm bảo phù hợp với bản chất của từng loại thu nhập và mục tiêu điều tiết của thuế TNCN.

“Theo Bộ Tài chính, việc hoàn thiện quy định liên quan đến thu nhập chịu thuế TNCN và cách tính thuế đối với từng loại thu nhập chịu thuế phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, tạo thuận lợi hơn cho NNT và cơ quan thuế trong việc tuân thủ pháp luật về thuế TNCN, thúc đẩy cải cách hành chính và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đồng thời, nghiên cứu điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đối với NNT và người phụ thuộc, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến một số khoản giảm trừ đặc thù cho phù hợp với bối cảnh mới; giảm số bậc thuế của Biểu thuế suất lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công để góp phần đơn giản hóa biểu thuế.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về miễn, giảm thuế TNCN cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn tới đây và thông lệ quốc tế, góp phần thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về thu hút nhân lực công nghệ cao, thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Đồng thời, đơn giản trong thực hiện chính sách thuế TNCN cho cả NNT và cơ quan quản lý thuế, ngăn chặn các hành vi trốn, tránh thuế. Khắc phục có hiệu quả các bất cập, vướng mắc phát sinh từ việc thực hiện Luật Thuế TNCN hiện hành để đảm bảo tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện Luật.

Bộ Tài chính cho biết, Luật Thuế TNCN hiện hành kết cấu riêng phần thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế và thuế suất.

Từ 1/1/2015, Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi cách tính thuế đối với cá nhân kinh doanh, theo đó cá nhân kinh doanh nộp thuế theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh (trước đây thu nhập từ kinh doanh của cá nhân được coi là khoản thu nhập thường xuyên, cộng gộp với thu nhập từ tiền lương, tiền công để nộp thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần).

Như vậy, đối với từng loại thu nhập chịu thuế hiện nay có cách tính thuế và thuế suất riêng, các quy định về xác định thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế, thuế suất đang được quy định “rải rác” ở các Điều của Luật, dẫn đến khó theo dõi cho NNT, chưa có công thức quy định số thuế phải nộp tính bằng (=) thu nhập chịu thuế/thu nhập tính thuế nhân (x) thuế suất.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất kết cấu lại và quy định rõ cách tính thuế đối với từng loại thu nhập chịu thuế để đảm bảo đơn giản, góp phần giảm chi phí tuân thủ cho NNT.

Tăng tính minh bạch của chính sách

Cũng theo dự thảo Luật, tại khoản 1 Điều 3 Luật Thuế TNCN hiện hành quy định thu nhập từ kinh doanh bao gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Thực tiễn gần đây đã cho thấy với sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với các hoạt động thương mại điện tử, kinh tế số xuyên biên giới, nhiều hoạt động hợp tác kinh doanh với các tổ chức có chia sẻ doanh thu, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số có xu hướng gia tăng.

“Tại Luật Thuế thu nhập DN số 67/2025/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2025 cũng đã bổ sung quy định về NNT là DN nước ngoài phát sinh cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam theo các hình thức kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Theo pháp luật về thương mại, thì các hoạt động đại lý, môi giới là hoạt động trung gian thương mại, là một khâu trong hoạt động kinh doanh, cá nhân hoạt động đại lý, môi giới phải bỏ các chi phí (mặt bằng, đi lại...) để thực hiện công việc.

Theo nguyên tắc và thông lệ quốc tế, quyền đánh thuế được chia sẻ giữa quốc gia nơi cá nhân cư trú và quốc gia nơi cá nhân phát sinh thu nhập. Thực tế thực hiện cũng phát sinh vấn đề vướng mắc đối với cá nhân ký kết hợp đồng với DN thực hiện hoạt động đại lý, hoạt động môi giới có được xác định là hoạt động kinh doanh hay chỉ đơn thuần hưởng thù lao và nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công...

Theo đó, để góp phần nâng cao tính minh bạch của chính sách, tạo thuận lợi cho công tác thu, nộp, quản lý thuế đối với cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo các hình thức đại lý, môi giới, hợp tác kinh doanh, chia sẻ doanh thu với các tổ chức, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số, phù hợp với thông lệ quốc tế; góp phần nâng cao tính minh bạch của chính sách, tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế, tại khoản 1 Điều 3 dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nội dung quy định về thu nhập từ kinh doanh bao gồm: Thu nhập từ hoạt động đại lý, môi giới, hợp tác kinh doanh với tổ chức; Thu nhập từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số.

Ngoài ra, dự thảo Luật cũng cho biết, tại khoản 2 Điều 3 Luật Thuế TNCN hiện hành quy định thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm: Thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, để đảm bảo bao quát, dự thảo Luật sửa đổi, hoàn thiện quy định về thu nhập chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hướng bổ sung các khoản tiền thù lao, các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động dưới mọi hình thức, các khoản thu nhập khác và giao Chính phủ quy định các khoản phụ cấp, trợ cấp, thu nhập khác không mang tính chất tiền lương, tiền công không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Việc xây dựng Luật Thuế TNCN (thay thế) nhằm cụ thể hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, định hướng của Đảng, Quốc hội về cải cách chính sách thuế, nhất là Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025 và Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội, Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Việc hoàn thiện quy định liên quan đến thu nhập chịu thuế TNCN và cách tính thuế đối với từng loại thu nhập chịu thuế phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, tạo thuận lợi hơn cho NNT và cơ quan thuế trong việc tuân thủ pháp luật về thuế TNCN, thúc đẩy cải cách hành chính và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bạn đang đọc bài viết Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Đảm bảo phù hợp với bản chất của từng loại thu nhập. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

"Đánh" thuế tài sản số: Những bài toán vẫn cần lời giải
Việt Nam đang đi đúng hướng khi xây dựng khung pháp lý cho tài sản số, phù hợp với xu thế của quốc tế. Dẫu vậy, việc tận dụng cơ hội và thu nguồn lợi từ thị trường tiền số vẫn nhiều thách thức từ môi trường pháp lý đến công nghệ...
Kinh tế tiêu dùng số: Thay đổi từ cú click chuột
Trong khoảng thời gian chưa đầy ba thập kỷ, thế giới đã chứng kiến một cuộc cách mạng thầm lặng nhưng mạnh mẽ, nơi mà những cú click chuột đơn giản đã biến đổi hoàn toàn cách thức con người tiêu dùng, mua sắm và tương tác với nền kinh tế toàn cầu.

Tin mới

Thị trường chứng khoán 23/7: Cổ phiếu vừa và nhỏ bứt phá, VN-Index giữ vững sắc xanh
Phiên giao dịch ngày 23/7 tiếp tục khép lại trong sắc xanh, nhưng đà tăng của chỉ số VN-Index đã có phần “hạ nhiệt” so với phiên bùng nổ trước đó. Dòng tiền thị trường có sự dịch chuyển rõ rệt, khi nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ trở thành tâm điểm hút vốn thay vì các mã vốn hóa lớn.
Startup trà sữa: Nhượng quyền hay tự xây thương hiệu?
Trong bối cảnh thị trường trà sữa Việt Nam đang bùng nổ với giá trị hàng tỷ USD, những người có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực này thường đứng trước một lựa chọn quan trọng: tham gia mô hình nhượng quyền từ các thương hiệu đã có tên tuổi hay tự tay xây dựng một thương hiệu riêng từ con số không.