0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 10/02/2025 14:34 (GMT+7)

Sau Tết, giá rau xanh “rẻ như cho”

Theo dõi KT&TD trên

Sau Tết Nguyên đán, giá rau xanh tại nhiều chợ dân sinh đã giảm mạnh, thậm chí được ví như “cho không”. Mức giá rau xanh năm nay rẻ chưa từng có, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ những năm trước. Nhiều người bán buồn bã vì cả phiên chợ không thu nổi 100.000 đồng.

Trước ngày lễ Tình nhân, hoa tươi đã tăng giá

Sau Tết, giá rau xanh “rẻ như cho” - Ảnh 1

Theo tiểu thương tại các chợ hoa, giá hoa tươi chỉ tạm “hạ nhiệt” sau Tết Nguyên đán vài ba ngày, sau đó tăng trở lại vì nhu cầu chơi hoa khá cao. Sau các ngày mùng 4, mùng 5 Tết, giá hoa bắt đầu tăng trở lại ngang với Tết vì sắp tới Rằm tháng Giêng và ngày lễ Tình nhân 14-2.

Chị Thanh Hà (người trồng hoa tại làng Tây Tựu - Bắc Từ Liêm) cũng cho hay: “Năm nay người trồng hoa rất vui vì hoa đẹp, bán chạy. Các loại hoa tươi còn phong phú và có thể giữ giá bán đến hết tháng Giêng”.

Hiện giá nhiều loại hoa tươi ở mức cao. Cụ thể: hoa hồng vàng cành trung, hoa hồng thơm 60.000 đồng/bó 20 bông; dơn vàng chanh loại VIP 100.000 đồng/bó 10 cành; hoa cúc vàng Tây Tựu 4.000 đồng/bông.

Dịp này, hoa mao lương nhiều màu cũng khá đắt, 70.000 đồng/bó 9-10 bông; thiên nga hàng VIP 80.000 đồng/10 bông; lan tường 85.000 đồng/bó; thanh liễu size trung 50.000 đồng/bó…

Ghi nhận cho thấy năm nay chủng loại hoa rất phong phú, màu sắc rực rỡ. Nhiều dự báo cho rằng, giá hoa tươi sẽ tiếp tục tăng lên khi các ngày lễ đang đến gần, nhu cầu tăng lên. Đặc biệt, dịp lễ 14-2 năm nay thị trường có thể có nhiều bó hoa đặc biệt đắt giá.

Giá thịt heo bất ngờ tăng sau Tết

Sau Tết, giá rau xanh “rẻ như cho” - Ảnh 2

Khác với mọi năm, hiện giá thịt heo tại các chợ truyền thống ở Hà Nội có xu hướng tăng nhẹ, đắt hơn trước Tết khoảng 7.000-8.000 đồng/kg, dù đã qua cao điểm tiêu thụ dịp Tết.

Các tiểu thương chia sẻ, những ngày trước Tết, giá thịt heo đã tăng do nhu cầu của người dân lên cao. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, giá các loại thịt heo ở chợ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo đó, giá thịt heo ba rọi tại các chợ dân sinh đang ở mức 170.000-180.000 đồng/kg, trong khi sườn non khoảng 200.000 đồng/kg.

SauTết,giá rau xanhrẻ như cho

Sau Tết, giá rau xanh “rẻ như cho” - Ảnh 3

Theo nhiều tiểu thương tại các chợ truyền thống chưa năm nào, rau xanh sau Tết lại rẻ như năm nay. Nguyên nhân là do năm nay thời tiết thuận lợi, không có nhiều đợt rét đậm kéo dài nên rau xanh sinh trưởng tốt. Sau bão số 3 (bão Yagi) hồi tháng 9/2024, người trồng rau bắt đầu gieo vụ mới chuẩn bị cho Tết nhưng không ngờ giá rau lại rẻ thế.

Tại các chợ dân sinh, giá nhiều loại rau xanh đang rẻ như cho. Su hào 10.000 đồng/4 củ; cải bắp 5.000 đồng/kg; cải xanh, cải cúc, rau cần đồng giá 10.000 đồng/kg; cải xoong 20.000 đồng/bó; súp lơ 15.000 đồng/cái to; cà chua 8.000 đồng/kg; nấm kim châm 15.000 đồng/gói; dứa 15.000-20.000 đồng/quả…

Giá rau xanh đang rẻ chưa bằng một nửa so với cùng thời điểm nhiều năm qua. Nhiều người bán buồn bã vì cả phiên chợ không thu nổi 100.000 đồng.

Mức giá này chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ các năm trước, thậm chí còn thấp hơn cả hồi đầu tháng 12/2024 Âm lịch.

Sầu riêng giá chỉ 40.000 đồng/kg

Sau Tết, giá rau xanh “rẻ như cho” - Ảnh 4

Vài năm trở lại đây, ở các cửa hàng, sầu riêng loại A thượng hạng vọt lên mức giá 160.000-250.000 đồng/kg nếu mua nguyên quả. Cơm sầu riêng giá 400.000-850.000 đồng/kg tùy thời điểm. Từ loại quả giá rẻ, “vua trái cây” trở thành mặt hàng cao cấp với giá đắt đỏ, không phải gia đình nào cũng có thể mua ăn.

Song, trong dịp Tết Ất Tỵ, tại các chợ trái cây online ở Hà Nội, sầu riêng bất ngờ đổ bộ với giá bán siêu rẻ.

Đáng chú ý, giới buôn bán quảng cáo đây đều là hàng loại A thượng hạng để xuất khẩu đi Trung Quốc, giờ xả ra bán giá dao động 350.000-390.000 đồng/thùng 3-4 quả trọng lượng khoảng 8-10 kg.

Đây là mức giá các chủ hàng chỉ bán theo thùng, không bán lẻ theo cân. Giá giao hàng tại nội thành Hà Nội khoảng 10.000-35.000 đồng/đơn.

Nguồn cung giảm, hoa tuyết mai tiếp tục cháy hàng sau Tết

Sau Tết, giá rau xanh “rẻ như cho” - Ảnh 5

Sau Tết Nguyên đán, trong khi giá nhiều loại hoa dần hạ nhiệt, hoa tuyết mai trở thành tâm điểm trên thị trường hoa. Với vẻ đẹp thanh tao, cành hoa mảnh mai và những bông hoa trắng muốt như tuyết, tuyết mai không chỉ được yêu thích trong dịp Tết mà còn tiếp tục cháy hàng sau kỳ nghỉ lễ.

Theo các tiểu thương, giá hoa tuyết mai sau Tết có xu hướng tăng do nguồn cung giảm nhưng nhu cầu vẫn cao.

Chị Hạnh - chủ cửa hàng hoa tại Hà Nội - chia sẻ: "Tuyết mai sau Tết vẫn rất hút khách. Hiện vẫn có 2 loại để cho khách hàng lựa chọn. Loại tuyết mai rừng và tuyết mai hàng công ty. Tuyết mai rừng có giá 100.000 đồng/bó, tuyết mai hàng công ty có giá 180.000 đồng/bó".

Chị Hạnh cho hay so với thời điểm trước Tết, hoa tuyết mai đắt hơn 50.000-70.000 đồng/bó. Lý do là sau Tết nguồn hàng khan hiếm hơn do nhiều người vẫn nghỉ, chưa quay lại công việc.

Bạn đang đọc bài viết Sau Tết, giá rau xanh “rẻ như cho”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng
Nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, TP. Hà Nội đang triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung. Dự kiến, mức khuyến mại lên tới hơn 50% của khoảng 1.000 - 2.000 đơn vị tham gia sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, phục hồi và phát triển kinh tế.
An toàn thực phẩm – Lá chắn cho thương hiệu nông sản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
Thương mại điện tử: Rẻ thật hay chỉ là ảo giác khuyến mãi?
Trong làn sóng số hóa mạnh mẽ của thời đại 4.0, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tiêu dùng của người Việt Nam. Từ những chiếc điện thoại thông minh đến nhu yếu phẩm hàng ngày, tất cả đều có thể được mua sắm chỉ với vài cú click chuột.

Tin mới

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.