0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 12/09/2024 06:58 (GMT+7)

Mưa lớn kéo dài, giá rau xanh tăng vọt

Theo dõi KT&TD trên

Mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay khiến giá rau tại các chợ trên địa bàn Hà Nội rục rịch tăng giá. Trong đó, các loại rau ăn lá và rau gia vị có mức giá tăng mạnh nhất.

Sau ảnh hưởng của cơn bão số 3, cùng với tình trạng mưa lớn kéo dài giá các mặt hàng thực phẩm như thịt, cá... tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều biến động. Giá các mặt hàng rau, củ, quả ghi nhận mức tăng mạnh sau bão, đặc biệt đối với các loại rau ăn lá.

Tại một số chợ truyền thống ở Hà Nội như chợ Nguyễn Công Trứ, chợ Nguyễn Cao, chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), chợ Thụy Khuê, chợ Bưởi (Tây Hồ), chợ Ngô Sỹ Liên (quận Đống Đa)...một số loại rau xanh, củ, quả, đặc biệt là rau ăn lá, rau gia vị vẫn tiếp tục "leo thang" từng ngày.

Mưa lớn kéo dài, giá rau xanh tăng vọt - Ảnh 1

Cụ thể, rau muống tăng gấp đôi lên 30.000 đồng/mớ; rau ngót, rau dền có giá từ 15.000-20.000 đồng/mớ; rau mồng tơi 20.000 đồng/mớ; cải xanh từ 28.000-30.000 đồng/kg; rau ngải cứu từ 12.000-13.000 đồng/mớ; nhiều loại rau thơm tăng gấp đôi so với trước bão... Thậm chí, mớ rau được người mua đánh giá là ít hơn so với ngày thường.

Các tiểu thương cho biết, giá rau xanh tăng từng ngày do những vựa rau cung cấp cho thị trường Hà Nội ở Bắc Giang, Hà Nam, Hưng Yên... đều bị ảnh hưởng sau bão số 3 và tình trạng mưa kéo dài.

"Những đầu mối cung ứng rau xanh ở các vùng ngoại thành và các tỉnh ven Hà Nội đều bị ngập nên không có rau để bán. Thiếu hụt nhiều nhất là các loại rau ăn lá như rau muống, rau cải, xà lách...," chị Hằng, tiểu thương tại chợ Ngô Sỹ Liên (Đống Đa, Hà Nội) cho biết.

Giá các loại củ, quả như cà rốt, bí xanh, bí đỏ... cũng tăng thêm từ 5 - 15.000 đồng/kg, tùy loại: Cà rốt có giá 25.000 đồng/kg; khoai tây 20.000 đồng/kg; khoai lang dao động từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg; bầu 25.000 đồng/kg; bí xanh 25.000-30.000 đồng/kg...

Trong khi đó, giá một số mặt hàng thực phẩm khác như thịt lợn, thịt gà... không có nhiều biến động so với trước bão. Theo chia sẻ của một số tiểu thương, do nguồn cung ổn định (nhập hàng từ nhiều hộ chăn nuôi lợn, bò...) nên giá các loại thịt không tăng nhiều trong đợt mưa bão.

Giá thịt lợn dao động từ 180.000-250.000 đồng/kg (tùy loại); thịt bò có giá bán ở mức từ 310.000-360.000 đồng/kg (tùy loại); thịt gà ta từ 130.000-160.000 đồng/kg, (tùy loại)...

Một số loại thực phẩm khác cũng duy trì mức giá ổn định: cá chép dao động từ 60.000-70.000 đồng/kg, cá rô phi 45.000-55.000 đồng/kg, cá trắm 80.000 đồng/kg; cá mè giá từ 40.000-50.000 đồng/kg; cá lóc 70.000-80.000 đồng.kg; ốc mít 70.000 đồng/kg; trứng gà 35.000 đồng/10 quả...

Khảo sát tại một số hệ thống siêu thị tại Hà Nội, do có sự chuẩn bị nguồn cung từ các trang trại, doanh nghiệp thuộc hệ thống, cũng như sự kết nối từ các nguồn cung, các nhà cung cấp từ trước, nên nguồn rau xanh, thực phẩm, thịt cá không thiếu, giá cả vẫn ổn định.

Tại các hệ thống WinMart, lượng khách tới siêu thị không quá đông, nhưng rau hết nhanh vì hàng chưa về nhiều.

Trước tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương phía Bắc, Bộ Công Thương khuyến cáo người dân bình tĩnh, dự trữ nguồn nhu yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do cơn Bão số 3 gây ra.

"Bộ Công Thương đã có Công văn số 6813/BCT-TTTN gửi Sở Công Thương tại 35 tỉnh/thành phố để chuẩn bị, điều phối hàng hóa thiết yếu nói chung và mặt hàng xăng dầu nói riêng để kịp thời cung ứng, đảm bảo số lượng hàng hóa, lương thực, thực phẩm sẵn sàng huy động đưa ra thị trường phục vụ nhân dân," ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cung cấp thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Mưa lớn kéo dài, giá rau xanh tăng vọt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồ uống sức khỏe lên ngôi – Tương lai nào cho bia và nước ngọt?
Thị trường đồ uống Việt Nam đang chứng kiến một sự chuyển dịch mạnh mẽ trong xu hướng tiêu dùng. Các sản phẩm đồ uống chăm sóc sức khỏe ngày càng chiếm lĩnh thị phần, trong khi những mặt hàng truyền thống như bia và nước ngọt có ga đang phải đối mặt với không ít thách thức.
Túi giấy Starbucks: Từ kỳ vọng xanh đến thực tế đầy thử thách
Starbucks hướng đến mô hình thân thiện với môi trường, nhưng túi giấy của hãng lại trở thành "thử thách" trong điều kiện thời tiết ẩm. Ly nước chưa kịp đến tay đã rơi mất, gây bất tiện cho khách hàng. Liệu thương hiệu này sẽ điều chỉnh ra sao để cân bằng giữa bền vững và trải nghiệm?
Trà sữa & Gen Z – Khi đồ uống trở thành "văn hóa"
Từ một thức uống phổ biến trong giới trẻ, trà sữa dần trở thành một biểu tượng văn hóa của thế hệ Gen Z. Không đơn thuần chỉ là một loại đồ uống, trà sữa còn đại diện cho phong cách sống, xu hướng và sự kết nối giữa các cá nhân trong xã hội hiện đại.
Trà sữa 4.0: Khi trân châu nổ, hoa ăn được và siêu thực phẩm lên ngôi
Trà sữa không còn đơn thuần là một món đồ uống, mà đã tiến hóa thành biểu tượng của sáng tạo, nghệ thuật và sức khỏe. Với sự xuất hiện của trân châu nổ, hoa ăn được và siêu thực phẩm, trà sữa 4.0 mang đến trải nghiệm độc đáo, hấp dẫn cả vị giác lẫn thị giác.
Xu hướng thực phẩm hàng đầu của Gen Z năm 2025
Gen Z đang định hình ngành thực phẩm với những yêu cầu khắt khe về sức khỏe, tính bền vững và công nghệ. Từ thực phẩm nguồn gốc thực vật, đồ uống không cồn đến dinh dưỡng cá nhân hóa, họ không chỉ theo xu hướng mà còn thúc đẩy sự đổi mới toàn diện.
Chasen - Biểu tượng tinh tế của trà đạo Nhật Bản
Trà đạo Nhật Bản là một nghệ thuật thưởng thức trà đã được nâng lên tầm triết lý sống, trong đó mỗi dụng cụ đều mang ý nghĩa sâu sắc. Trong số những vật dụng thiết yếu của nghi thức trà đạo, Chasen - chiếc bồ khuấy trà bằng tre - giữ vị trí quan trọng không thể thay thế.

Tin mới

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói 2025: Đổi mới, bền vững và cạnh tranh toàn cầu
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) năm 2025 đang chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ với xu hướng bền vững, cá nhân hóa và ứng dụng AI. Khi thị trường toàn cầu mở rộng, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu tiêu dùng xanh, thương mại điện tử phát triển và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tập trung giải quyết 1533 dự án tồn đọng; trách nhiệm tới đâu, xử lý tới đó, không để sai chồng sai
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1533 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; "đánh chuột nhưng không vỡ bình", không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.