0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 15/01/2024 07:06 (GMT+7)

Sàn giao dịch hàng hóa: Vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, thị trường nông sản

Theo dõi KT&TD trên

Việc tham gia sàn giao dịch hàng hóa mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp, giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận.

Hoạt động mua bán qua sàn giao dịch hàng hóa ngày càng phát triển

Tại Việt Nam, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) được Bộ Công Thương thành lập năm 2010. Trong những năm gần đây, hoạt động giao dịch thông qua MXV đã có nhiều biến chuyển tích cực.

Tính đến hết tháng 8/2023, MXV đã có 45 mặt hàng thuộc 4 nhóm hàng hóa (nông sản, năng lượng, kim loại, nguyên liệu công nghiệp) được giao dịch và kết nối 8 Sở Giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới. Giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt 4.000 tỷ đồng, phiên cao điểm đạt 9.500 tỷ đồng. Theo các chuyên gia, sàn giao dịch hàng hóa là một kênh thương mại hiện đại, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, thị trường tài chính và thị trường nông sản. Song, những kết quả trên đây còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của Việt Nam.

Sàn giao dịch hàng hóa: Vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, thị trường nông sản - Ảnh 1

Sàn giao dịch hàng hóa mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp

Giao dịch qua các sàn giao dịch hàng hóa luôn sôi động và tăng trưởng cao, có giai đoạn vượt qua thị trường chứng khoán. Hiện nay, giao dịch hàng hóa chiếm gần 30% tổng khối lượng giao dịch phái sinh trên thế giới. Qua đó, cho thấy sàn giao dịch hàng hóa có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, thị trường tài chính và thị trường nông sản.

Việc tham gia sàn giao dịch hàng hóa sẽ giúp tạo giá cả cạnh tranh công bằng cho nông sản Việt Nam, thu hẹp khoảng cách giữa sản xuất và thị trường; hạn chế tình trạng được mùa mất giá. Bên cạnh đó, còn chống hiện tượng ép giá của thương lái, giúp nông dân tiếp cận trực tiếp với thị trường, kết nối với thị trường nông sản thế giới.

Nhìn chung, giao dịch hàng hóa qua sàn mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia, bao gồm:

- Giúp người nông dân, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu phòng ngừa rủi ro biến động giá cả.

- Tạo cơ hội tiếp cận trực tiếp với thị trường, kết nối với thị trường thế giới.

- Tăng cường minh bạch, cạnh tranh công bằng trên thị trường.

Các chuyên gia khuyến nghị cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch hàng hóa qua sàn. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giao dịch hàng hóa qua sàn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Tiềm năng phát triển

Theo thống kê, giá trị giao dịch hàng hóa qua sàn chiếm 24% tổng khối lượng giao dịch của các sản phẩm trên thế giới, riêng khu vực châu Á chiếm 56%. Chỉ số tại một số sàn giao dịch hàng hóa nổi tiếng đã trở thành kim chỉ nam cho thị trường thế giới.

Việt Nam là một nước nông nghiệp với nhiều loại nông sản có thế mạnh xuất khẩu. Việc phát triển giao dịch hàng hóa qua sàn sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Đây cũng là giải pháp quan trọng để giải quyết tình trạng “được mùa mất giá” của ngành nông nghiệp Việt Nam đã tồn tại bấy lâu nay. Hơn nữa, đây là cũng hình thức rất phù hợp với xu hướng mở rộng giao thương quốc tế, giao dịch điện tử của Đảng và Nhà nước.

Có thể thấy, sàn giao dịch hàng hóa là một kênh thương mại phổ biến trên thế giới và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Việc tham gia sàn giao dịch hàng hóa mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp, giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận.

Bảo Anh

Bạn đang đọc bài viết Sàn giao dịch hàng hóa: Vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, thị trường nông sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Gỡ vướng, thúc đẩy tiến độ Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 423/TB-VPCP ngày 17/9/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư.