Sân chơi thực tế giúp trẻ nhỏ tránh xa thiết bị công nghệ
Mô hình sân chơi tại bàn và tạo hình tò he hiện đại không chỉ giúp con nhỏ hạn chế sử dụng dụng các thiết bị điện tử, truy cập vào các trang mạng xã hội quá sớm khi chưa đến tuổi, mà còn giúp các con phát triển về khả năng sáng tạo nghệ thuật, giảm dần nỗi lo của phụ huynh trong thời kỳ công nghệ.
Để con nhỏ tránh xa màng hình điện thoại và các thiết bị điện tử khác là vấn đề không mới, nhưng luôn là nỗi lo của nhiều bật phụ huynh trong thời đại này. Việc để trẻ nhỏ sử dụng thiết bị điện tử và tiếp xúc với internet giúp các con rất nhiều trong việc học tập cũng như phát triển kiến thức, tuy nhiên internet cũng là con dao hai lưỡi đối với sự phát triển của trẻ nếu không có sự giám sát chặt chẽ từ phụ huynh.
Các bác sĩ khi tư vấn cho biết trẻ em xem ti vi, điện thoại quá sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho trẻ về khả năng phát triển ngôn ngữ, kỹ năng đọc, giao tiếp kém, trí nhớ ngắn hạn, mất tương tác với thế giới xung quanh,…
Bộ não của trẻ được lập trình để học hỏi mọi thứ thông qua tương tác với mọi người xung quanh, tạo ra những biểu cảm trên khuôn mặt, giọng nói và ngôn ngữ hình thể.
Một nghiên cứu của Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TBXH) cho thấy, trẻ tiếp cận công nghệ quá sớm nhưng lại thiếu sự quản lý, giám sát cần thiết từ phụ huynh sẽ đem lại nguy cơ nhiều hơn là cơ hội cho trẻ. Việc dành nhiều thời gian vào các trang thông tin không lành mạnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhận thức, tâm lý và hành vi của trẻ. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng, tương tác trên MXH dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân, dữ liệu người dùng, bị theo dõi hoặc kẻ xấu lợi dụng sự non dạ, cả tin của trẻ để lừa gạt, thao túng tinh thần.
Vì vậy, làm thế nào để trẻ em dưới 12 tuổi hạn chế xem tivi, sử dụng các thiết bị điện tử, đặt biệt là truy cập vào các trang mạng xã hội luôn là bài toán khó đối với nhiều bật phụ huynh. Từ vấn đề đó, nhiều sân chơi dành cho trẻ em được hình thành, là tiềm năng phát triển trong kinh doanh cũng như lời giải đáp cho các bật phụ huynh bận rộn, không có thời gian giám sát con nhỏ.
Nhằm giúp con trẻ hạn chế các thiết bị công nghệ, phát triển năng khiếu sáng tạo nghệ thuật, từ năm 2018 chị Thanh Thảo, trú tại TP.Buôn Ma Thuột nhận thấy được nhu cầu tiềm năng trên thị trường sau khi được giao trọng trách tổ chức một số lớp học về mỹ thuật cho trẻ em tại Đường sách Buôn Ma Thuột và hiệu quả từ các lớp học mang lại khiến nhiều phụ huynh hài lòng, chị Thanh Thảo đã có ý tưởng phối hợp cùng BTC Đường sách Buôn Ma Thuột tạo ra một sân chơi riêng biệt cho các em với không gian nhỏ nhưng những trải nghiệm các em thu về lại không hề nhỏ.
Đối với mô hình này, các bạn nhỏ khi đến với sân chơi có thể ngồi tại chỗ, trải nghiệm tạo hình bằng đất nặng, tự tạo ra sản phẩm của chính mình với nhiều hình thù ngộ nghĩnh, màu sắc đa dạng mà ở đây chị Thảo vẫn hay gọi với cái tên là “Tò he hiện đại”, theo sự hướng dẫn của các cô.
Chị Thanh Thảo cho biết: “Việc tạo hình từ đất nặng giúp các con khéo léo nhiều hơn ở đôi bàn tay, giúp phát triển trí não thông qua việc cảm nhận, tưởng tượng và tạo hình các sản phẩm tò he, phát triển khả năng tư duy của các con trong cách nhận biết màu sắc và phối màu. Thông thường những thao tác này chỉ có trong những lớp mỹ thuật, hoặc những bạn được học chuyên về mỹ thuật mới biết được. Nhưng khi đến với mô hình này, hầu hết các bạn nhỏ dù không có khiếu về mỹ thuật vẫn có thể phát triển được tư duy nghệ thuật thông qua sự hướng dẫn của các cô
Mô hình sân chơi hiện nay đang hoạt động dưới dạng sân chơi ngoài trời, về cơ bản đây là một điều tốt, các bé không chỉ cảm nhận được những gì các cô hướng dẫn tại bàn mà còn được nhìn ngắm những sự vật sự việc đang diễn ra mỗi ngày xung quanh cac bé, điều này cũng giúp cho tư duy của các con phát triển tốt hơn, có cái nhìn đa chiều hơn trong cuộc sống.
Bé Tú Anh (9 tuổi, ngụ tại TP.Buôn Ma Thuột), là bạn nhỏ thưng xuyên được mẹ đưa đến tham gia các lớp Workshop của Cô Thảo về tạo hình tò he hiện đại từ đất nặng chia sẻ: “Con rất thích lớp của cô Thảo, ở đây con được các cô dạy nặng những đồ vật dễ thương.”
Bé Tú Anh còn được các cô nhận xét là cô bé ít nói, có phần nhút nhát trong giao tiếp, nhưng tư duy của con rất tốt, đặt biệt trong quá trình tham gia cùng cô và các bạn, bé đã cho thấy sự phát triển tốt về khả năng quan sát, tính tỉ mỉ và cẩn thận trong lúc tạo hình nhân vật.
Sau hơn 4 năm hoạt động, mô hình sân chơi mini tại bàn của chị Thanh Thảo đã được nhiều người biết đến và nhận được những phản ứng rất tích cực từ phía phụ huynh. Bởi mô hình này không chỉ giúp các con phát triển về tư duy sáng tạo trong quá trình nặng tò he hiện đại mà còn phát triển về kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống khi được gặp gỡ nhiều anh chị, bạn bè tại sân chơi.
PV