Rà soát các điểm nghẽn, cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản yêu cầu toàn tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng giao các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc khẩn trương quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức các quan điểm, định hướng, mục tiêu và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trước mắt và trong trung, dài hạn để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/7/2023.
Cụ thể, giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tiêu dùng, nhất là dịp mùa du lịch hè, kỳ nghỉ lễ và các chương trình, lễ hội chào mừng kỷ niệm 130 năm TP Đà Lạt hình thành và phát triển...
Rà soát các điểm nghẽn để tham mưu đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, hỗ trợ thực hiện các biện pháp thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh như: Alumin và hydroxit nhôm, cà phê nhân, chè chế biến, rau quả, hạt điều nhân, hoa các loại, hàng dệt may... Kịp thời thông tin cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về việc điều chỉnh các quy định xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Chính phủ; chủ động phương án xử lý, hướng dẫn, hồ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục, cung cấp hồ sơ, thông tin đáp ứng các quy định mới của đối tác xuất khẩu. Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, chương trình bình ổn thị trường, nhất là các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh, các sản phẩm OCOP, đưa hàng Việt về nông thôn và các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương phát huy hiệu quả Tổ công tác đặc biệt do Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng và Hội nghị định kỳ hàng tháng của UBND tỉnh để tiếp, làm việc và tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh theo quy định. Khẩn trương hoàn thiện đồ án Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý III/2023.
Nắm chắc tình hình tiến độ đầu tư của từng dự án để đôn đốc thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và vốn năm 2022 kéo dài giải ngân sang năm 2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh; đặc biệt là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác chuẩn bị, phê duyệt các hồ sơ, thủ tục, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để triển khai các công trình, dự án trọng điểm như: dự án đường bộ cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc (dự kiến khởi công tháng 9/2023); dự án hồ chứa nước Ta Hoét, huyện Đức Trọng (khởi công tháng 2/2023) và các dự án trọng điểm khác; phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt trên 95% kế hoạch, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là Trưởng ban Quản lý dự án, chủ đầu tư, đơn vị thi công...
Các sở, ban, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực, địa phương mình để tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số và triển khai hiệu quả Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
Tuyệt đối không ban hành hoặc tham mưu ban hành các quy định, thủ tục hành chính liên quan đên hoạt động kinh doanh mới làm phát sinh chi phí, thủ tục, thời gian không cân thiết, trái quy định cho doanh nghiệp, người dân.
Giao Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh kiểm tra, theo dõi việc triển khai giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ hành chính công tỉnh; đảm bảo đúng thời hạn xử lý theo quy định; thường xuyên kiểm tra, công bỗ, công khai các sở, ban, ngành và địa phương đề xảy ra chậm trễ, gây phiền hà; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 28 hàng tháng.
Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong giải quyết công việc theo đúng Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị sô 07/CT-UBND ngày 26/4/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Chủ động, tích cực thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao; không trình lên cấp trên những nội dung công việc thuộc trách nhiệm, thẩm quyên giải quyết của sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị mình và chịu trách nhiệm quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định pháp luật.
Chấp hành, thực hiện nghiêm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnhủy và UBND tỉnh; không né tránh, đùn đây, kéo dài công việc, làm lỡ thời cơ, cơ hội để tháo gỡ, hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân, thúc đây sản xuất kinh doanh, gây lãng phí nguồn lực.
Kịp thời rà soát, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với những cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đây, thiếu trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu câu công việc được phân công.
Đồng thời, biểu dương, khen thưởng kịp thời và thích đáng đối với các cơ quan, tập thể, cán bộ, công chức quyết liệt trong thi hành công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện; định kỳ hàng tháng (trước ngày 20) tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết: quả thực hiện các nội dung tại Văn bản này; đồng thời, tổng hợp, gửi báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/7/2023 của Chính phủ về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20/9/2023.
Thiên An