0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 04/10/2024 14:37 (GMT+7)

Quảng Ngãi: Trụ điện trên đỉnh núi Van Cà Vãi là công trình xây dựng trái phép

Theo dõi KT&TD trên

Xây dựng trái phép trên đất chưa được cơ quan có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng, giao và cho thuê đất; nhưng Công ty Cổ phần Thủy điện Đạt Phương Sơn Trà vẫn một mực phớt lờ yêu cầu di dời của chính quyền địa phương

Sau khi phát hiện ngọn núi dựng trụ bị sạt lở, hỗ trợ thực hiện công trình khẩn cấp để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân dưới chân núi.

Quảng Ngãi: Trụ điện trên đỉnh núi Van Cà Vãi là công trình xây dựng trái phép
Trụ điện cố thủ trên đỉnh núi - tác nhân chính khiến phương án khắc phục sạt lở tại núi Van Cà Vãi gây lo lắng.

Xây dựng hàng chục trụ điện trái phép qua hai huyện

Năm 2014, Công ty Cổ phần 30/4 Quảng Ngãi đồng loạt xây dựng hai Nhà máy Thủy điện Sơn Trà 1A và 1B, với tổng công suất 60MW (mỗi nhà máy 30MW), cuối năm 2018 đồng loạt phát điện, hòa lưới. Cuối năm 2021, Nhà máy Thủy điện Sơn Trà 1C (công suất 9MW) cũng chính thức được hòa lưới điện quốc gia; qua đó hoàn thiện mạng lưới 3 nhà máy thủy điện bậc thang dài 7km trên sông Đăk sê lô, thuộc địa phận hai xã Sơn Lập (Sơn Tây) và Sơn Kỳ (Sơn Hà).

Quảng Ngãi: Trụ điện trên đỉnh núi Van Cà Vãi là công trình xây dựng trái phép
Cả 3 nhà máy thủy điện của Đạt Phương Sơn Trà ở Quảng Ngãi đều đã hòa lưới.

Cụm nhà máy có tổng công suất 69MW, tổng mức đầu tư gần 2.500 tỷ đồng, sản lượng điện bình quân hàng năm gần 253 triệu kWh. Đây là công trình thủy điện lớn thứ 2 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, với doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Quảng Ngãi: Trụ điện trên đỉnh núi Van Cà Vãi là công trình xây dựng trái phép
Tổng sản lượng điện bình quân hàng năm của 3 nhà máy gần 253 triệu kWh.

Để truyền tải lượng điện tạo ra từ 3 nhà máy trên, năm 2016, trên cơ sở quy hoạch đấu nối và thỏa thuận hướng tuyến đường dây được chính quyền địa phương thống nhất, doanh nghiệp tiến hành nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân và xây dựng 64 trụ điện 110kV, với tổng chiều dài 25km, đưa điện từ tổ hợp thuỷ điện xuống Trạm biến áp 220kV Sơn Hà (thuộc địa phận thị trấn Di Lăng). Giữa năm 2022, Công ty Cổ phần 30/4 Quảng Ngãi được đổi tên thành Công ty Cổ phần Thủy điện Đạt Phương Sơn Trà để tiếp tục quản lý, vận hành các nhà máy.

Quảng Ngãi: Trụ điện trên đỉnh núi Van Cà Vãi là công trình xây dựng trái phép
Hệ thống truyền tải đã được doanh nghiệp xây dựng, đấu nối và đóng điện nhiều năm.

Theo thông tin Phóng viên Báo điện tử Xây dựng được cung cấp, đến thời điểm hiện tại, tất cả các vị trí đất móng trụ mà doanh nghiệp đã xây dựng hoàn thiện 64 trụ điện nói trên, dùng để truyền tải và bán điện trong 7 năm qua vẫn chưa được cấp có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng, giao và cho thuê đất.

Quảng Ngãi: Trụ điện trên đỉnh núi Van Cà Vãi là công trình xây dựng trái phép
Doanh nghiệp đã tích nước và vận hành các thủy điện nhiều năm.
Quảng Ngãi: Trụ điện trên đỉnh núi Van Cà Vãi là công trình xây dựng trái phép
Doanh nghiệp được “bật đèn xanh” để vừa thi công vừa hoàn thiện thủ tục?

Trao đổi với phóng viên về lý do khiến doanh nghiệp tự tin xây dựng hàng chục trụ điện trái phép, đại diện Công ty Cổ phần Thủy điện Đạt Phương Sơn Trà cho rằng, việc này rất loằng ngoằng, nhưng doanh nghiệp được “bật đèn xanh” để vừa thi công vừa hoàn thiện thủ tục.

Doanh nghiệp sai, nhưng chính quyền phải nhượng bộ?

Nói về một trụ điện trái phép đang sừng sững trên núi Van Cà Vãi, vị trí xảy ra sạt lở đang được UBND huyện Sơn Hà tổ chức khắc phục để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, đại diện Công ty Cổ phần Thủy điện Đạt Phương Sơn Trà cho biết, đã được mời tham dự nhiều cuộc họp để phối hợp giải quyết. “Huyện nói chuyển trụ đi chỗ khác, nhưng chúng tôi không chuyển được”.

Quảng Ngãi: Trụ điện trên đỉnh núi Van Cà Vãi là công trình xây dựng trái phép
Doanh nghiệp nhất quyết không di dời trụ điện, dù địa phương yêu cầu nhiều lần.

Lý giải nguyên nhân, đại diện doanh nghiệp cho hay, trụ điện này chỉ có thể đặt tại vị trí đó, do dịch qua trái hay qua phải đều “dính” quy hoạch thị trấn Di Lăng. Ngoài ra, năm 2016, thời điểm doanh nghiệp dựng trụ khu vực chân núi chỉ có vài hộ dân sinh sống, đất cứng nhưng do bị đào bới nên mới xảy ra sạt lở.

“Trên đồi không nước, địa chất khu vực này lại vững như bàn thạch. Hơn nữa huyện chống sạt lở như vậy cũng tốt rồi, cả trăm năm nữa cũng chẳng sao, trụ điện được dây điện neo giữ rất kỹ”, đại điện Công ty Cổ phần Thủy điện Đạt Phương Sơn Trà quả quyết, nhưng sau đó lại phân trần thêm “Hồi xưa trụ điện cách vị trí sạt hơn 50m, giờ bị đào sâu vào chỉ còn 18m nên cũng… ít vững hơn trước”.

Quảng Ngãi: Trụ điện trên đỉnh núi Van Cà Vãi là công trình xây dựng trái phép
Trụ điện hiện là mối lo của các hộ dân dưới chân núi.

Còn đại diện chính quyền huyện Sơn Hà lại cho rằng, trụ điện trên đỉnh núi Van Cà Vãi nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở rất cao. Để thực hiện dự án khẩn cấp chống sạt lở, địa phương đã “5 lần 7 lượt” gửi văn bản, làm việc trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp, nhưng vẫn bất thành trong việc thuyết phục di dời, gây trở ngại trong quá trình lựa chọn phương án thi công, đảm bảo tối ưu và phát huy hiệu quả đầu tư.

Cùng với đó, đầu tháng 6/2024, Đoàn kiểm tra liên ngành do Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì cũng tiếp cận khu vực núi Van Cà Vãi, đồng thời đưa ra cảnh báo “đỏ” về mối nguy sạt lở, yêu cầu di dời gấp trụ điện ra khỏi khu vực để xử lý triệt để tình trạng sạt lở tại đây.

Quảng Ngãi: Trụ điện trên đỉnh núi Van Cà Vãi là công trình xây dựng trái phép
Cơ quan chuyên môn về phòng chống thiên tai đã đề nghị di dời trụ điện từ lâu.

Tuy nhiên, câu trả lời dứt dạt mà Công ty Cổ phần Thủy điện Đạt Phương Sơn Trà gửi cho UBND huyện Sơn Hà sau đó lại là “Di dời trụ điện là rất khó khăn và dường như không thể thực hiện được”.

Đại diện chủ đầu tư dự án khắc phục khẩn cấp sạt lở núi Van Cà Vãi cho biết, thời điểm triển khai dự án đơn vị đã tính đến rất nhiều phương án, từ di dời dân cho tới di dời trụ điện để bạt sâu vào núi, hạ cao độ, giảm số cơ và giảm tải cho mái dốc… Tuy nhiên, phương án di dời dân không được lựa chọn vì cơ quan tài chính của tỉnh trả lời là tính chất nguồn vốn không cho phép, còn phương án di dời trụ điện lại bị doanh nghiệp ngó lơ. Bất lực, dự án khẩn cấp phải triển khai trong điều kiện trên sát trụ điện, dưới sát nhà dân, tiềm ẩn nguy cơ tái sạt lở.

“Nếu Công ty Cổ phần Thủy điện Đạt Phương Sơn Trà sớm hỗ trợ địa phương di dời trụ điện trên đỉnh núi, thì chúng tôi đã không phải mạo hiểm và đối mặt với nhiều mối lo như hiện tại” - Đại diện chủ đầu tư dự án khắc phục khẩn cấp sạt lở núi Van Cà Vãi nói và cho biết thêm, dự án đang trong thời gian triển khai, nếu bên thủy điện “xuống nước” và phối hợp với địa phương di dời trụ điện, thì đơn vị sẽ điều chỉnh thiết kế, bạt sâu vào núi, hạ cao độ và độ dốc mái để tránh tình trạng tái sạt lở, đe dọa tính mạng người dân và công trình.

Quảng Ngãi: Trụ điện trên đỉnh núi Van Cà Vãi là công trình xây dựng trái phép
Tỉnh Quảng Ngãi cần có động thái cương quyết đối với hành vi xem thường pháp luật của Công ty Cổ phần Thủy điện Đạt Phương Sơn Trà.

Doanh nghiệp xây trụ điện trái phép trên đất chưa được cấp có thẩm quyền cho thuê, lại nằm trong khu vực sạt lở, đe dọa tính mạng người dân, cản trở quá trình thực hiện dự án khẩn cấp về phòng chống thiên tai, nhưng bất hợp tác… trong khi pháp luật về đất đai đã có quy định rõ về phân cấp, hình thức xử lý và hình phạt bổ sung đối với hành vi chiếm đất.

Do đó, dư luận đang đặt câu hỏi rằng, vì sao UBND huyện Sơn Hà lại không đưa ra động thái cứng rắn mà đành chấp nhận thực hiện công trình khẩn cấp, bảo vệ dân trong trạng thái nhượng bộ để rồi phải đối mặt với rủi ro, trong khi hoàn toàn có thể xử lý doanh nghiệp bằng chế tài?

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ngãi: Trụ điện trên đỉnh núi Van Cà Vãi là công trình xây dựng trái phép. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.