0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 26/01/2024 13:47 (GMT+7)

Quảng Bình: Dự án điện mặt trời gần 56 triệu USD chưa có quy hoạch vẫn được cấp chủ trương đầu tư

Theo dõi KT&TD trên

Dù chưa có quy hoạch nhưng Dự án Nhà máy điện mặt trời Dohwa Lệ Thủy vẫn được UBND tỉnh Quảng Bình ký Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

Quảng Bình: Dự án điện mặt trời gần 56 triệu USD chưa có quy hoạch vẫn được cấp chủ trương đầu tư
Dự án Nhà máy điện mặt trời 49,5MW thuộc tổ hợp dự án điện năng lượng tái tạo Dohwa Lệ Thủy, được đầu tư xây dựng tại xã Ngư Thủy Bắc và xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy.

Dự án Nhà máy điện mặt trời 49,5MW thuộc tổ hợp dự án điện năng lượng tái tạo Dohwa Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình của Công ty TNHH Năng lượng xanh Dohwa, được UBND tỉnh Quảng Bình ký chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2545/QĐ-UBND ngày 14/7/2017. Dự án có tổng mức đầu tư là 1.259.517 triệu đồng (tương đương 55,632 triệu USD), trong đó, nguồn vốn của nhà đầu tư là 30%, vốn vay là 70%. Dự án được triển khai thực hiện tại xã Ngư Thủy và xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, diện tích đất thực hiện là 78ha, thời gian hoạt động 50 năm.

Điều đáng nói, thời điểm ký Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Quảng Bình thì dự án này chưa được phê duyệt quy hoạch. Cụ thể, đến ngày 16/11/2017, Bộ Công Thương mới có Quyết định số 4320/QĐ-BCT phê duyệt bổ sung danh mục dự án Nhà máy điện mặt trời 49,5MW thuộc Tổ hợp dự án điện năng lượng tái tạo Dohwa Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035. Nghĩa là sau hơn 4 tháng phê duyệt chủ trương đầu tư thì dự án này mới được bổ sung vào quy hoạch.

Trao đổi với PV, ông Phạm Quang Hải – Giám đốc Sở Công Thương Quảng Bình cho biết: “Các hồ sơ thủ tục liên quan đến việc cấp chủ trương đầu tư của Dự án Nhà máy điện mặt trời 49,5MW, thuộc Tổ hợp dự án điện năng lượng tái tạo Dohwa Lệ Thủy là thuộc bên Sở Kế hoạch và Đầu tư”.

Quảng Bình: Dự án điện mặt trời gần 56 triệu USD chưa có quy hoạch vẫn được cấp chủ trương đầu tư
Dự án này được phê duyệt chủ trương đầu tư trước khi có quy hoạch.

Để nắm rõ hơn về vấn đề này, PV Báo điện tử Xây dựng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình.

Theo ông Hoàng Đức Thiện – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho hay, Dự án Nhà máy điện mặt trời 49,5MW thuộc tổ hợp dự án điện năng lượng tái tạo Dohwa Lệ Thủy Quảng Bình do Công ty TNHH Năng lượng xanh Dohwa đề xuất đầu tư. Dự án hoàn thành, đi vào vận hành, phát điện ổn định từ năm 2021. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án, gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các Sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan và tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2545/QĐ-UBND ngày 14/7/2017.

Quá trình thẩm định, các Sở chuyên ngành đã có các ý kiến thẩm định về tất cả các nội dung chuyên ngành liên quan dự án, bao gồm đánh giá về sự phù hợp của dự án với các quy hoạch liên quan như: Sở Xây dựng liên quan đến quy hoạch chung, quy hoạch vùng; Sở Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đánh giá tác động môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, địa phương…

Quảng Bình: Dự án điện mặt trời gần 56 triệu USD chưa có quy hoạch vẫn được cấp chủ trương đầu tư
Công trình này được đầu tư xây dựng trên diện tích 78ha.

Việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy điện mặt trời 49,5MW, thuộc tổ hợp dự án điện năng lượng tái tạo Dohwa Lệ Thủy khi chưa có quy hoạch có đúng với quy định hay không? Ông Hoàng Đức Thiện lý giải: “Để chấp thuận chủ trương đầu tư của một dự án thì liên quan đến rất nhiều pháp luật về chuyên ngành. Cụ thể, vấn đề này liên quan đến Sở Công Thương, quy hoạch ngành, quản lý chuyên ngành. Sở Công Thương đã có văn bản khẳng định đủ điều kiện, dự án phù hợp. Sau đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận ý kiến trình UBND tỉnh cấp chủ trương đầu tư. Khi có văn bản đồng ý, nhất trí tham mưu UBND tỉnh của Sở Công Thương thì thực hiện trình UBND tỉnh, còn việc đã có quy hoạch hay chưa thì Sở Công Thương sẽ chịu trách nhiệm. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp để trình, báo cáo UBND tỉnh chứ không thể thẩm định lại ý kiến của họ”.

Dự án Nhà máy điện mặt trời 49,5MW thuộc tổ hợp dự án điện năng lượng tái tạo Dohwa Lệ Thủy là một trong những dự án điện lớn được đầu tư xây dựng tại Quảng Bình. Tuy nhiên, thay vì yêu cầu nhà đầu tư thực hiện đúng quy trình, quy định pháp luật thì tỉnh Quảng Bình đã “đặc cách” phê duyệt chủ trương đầu tư trước khi có quy hoạch.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Bình: Dự án điện mặt trời gần 56 triệu USD chưa có quy hoạch vẫn được cấp chủ trương đầu tư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tái định hình thị trường bất động sản trong vận hội mới
Bài toán quy hoạch và chiến lược phát triển của 34 tỉnh, thành trong không gian phát triển mới của cả nước sẽ tạo cơ hội lớn, cũng như thách thức đan xen. Trong đó, lĩnh vực bất động sản được đánh giá là trụ cột trong cấu trúc nền kinh tế quốc gia.
Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.

Tin mới

Tiền điện tháng 6 tăng đột biến, EVN Hà Nội nói gì?
Theo EVNHANOI, ngoài việc nhiệt độ cao làm tăng tần suất sử dụng điện, thì việc điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt theo Quyết định 1279 có hiệu lực từ ngày 10/5 - với mức tăng 4,8%, là nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng cao.
Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.