0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 18/11/2024 11:22 (GMT+7)

Phát hiện, xử phạt 01 trường hợp kinh doanh thực phẩm giả tại huyện Gò Công Tây, Tiền Giang

Theo dõi KT&TD trên

Sau khi tiếp nhận hồ sơ do Công an huyện Gò Công Tây chuyển trả, Đội trưởng Đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã xử phạt cơ sở vi phạm số tiền hơn 6 triệu đồng.

Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 của Cục QLTT tỉnh Tiền Giang, ngày 05/9/2024 Đội QLTT số 4 phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Gò Công Tây tiến hành kiểm tra đối với hộ kinh doanh thực phẩm H tại huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.

Qua kiểm tra, Đội QLTT số 4 có lấy 02 mẫu thực phẩm bổ sung gửi thử nghiệm chất lượng. Căn cứ kết quả đánh giá, phân tích, có 01 mẫu là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng. Cụ thể, có các chỉ tiêu đạm chỉ đạt 41%, Vitamin B12 chỉ đạt 63%, Vitamin D3 chỉ đạt gần 0,1% so với chỉ tiêu tự công bố. Lô hàng tồn gồm 10 lon thực phẩm bổ sung, loại 900g/lon, ngày sản xuất: 09/5/2024, hạn sử dụng: 09/5/2026. Sản phẩm này do 01 Công ty ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất.

Đội QLTT số 4 kiểm tra nhãn hàng hóa của các sản phẩm thực phẩm

Do vụ việc có dấu hiệu về tội kinh doanh hàng giả là thực phẩm nên ngày 15/10/2024 Đội QLTT số 4 đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc đến Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Gò Công Tây để điều tra, xử lý.

Đến ngày 08/11/2024, Công an huyện Gò Công Tây đã chuyển trả lại hồ sơ để Đội QLTT số 4 xử phạt vi phạm hành chính do xét thấy vụ việc không có dấu hiệu tội phạm.

Ngày 14/11/2024, Đội trưởng Đội QLTT số 4 đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh H với số tiền hơn 6 triệu đồng. Hiện nay, cơ sở này đã nộp tiền phạt.

Đội QLTT số 4
Cục QLTT Tiền Giang

Bạn đang đọc bài viết Phát hiện, xử phạt 01 trường hợp kinh doanh thực phẩm giả tại huyện Gò Công Tây, Tiền Giang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng
Nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, TP. Hà Nội đang triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung. Dự kiến, mức khuyến mại lên tới hơn 50% của khoảng 1.000 - 2.000 đơn vị tham gia sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, phục hồi và phát triển kinh tế.
An toàn thực phẩm – Lá chắn cho thương hiệu nông sản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
Thương mại điện tử: Rẻ thật hay chỉ là ảo giác khuyến mãi?
Trong làn sóng số hóa mạnh mẽ của thời đại 4.0, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tiêu dùng của người Việt Nam. Từ những chiếc điện thoại thông minh đến nhu yếu phẩm hàng ngày, tất cả đều có thể được mua sắm chỉ với vài cú click chuột.

Tin mới

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.