0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 08/08/2023 14:35 (GMT+7)

Những tín hiệu ấm dần của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Theo dõi KT&TD trên

Thị trường trái phiếu đang ấm dần kể từ thời điểm Nghị định 08 về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có hiệu lực đầu tháng 3.

Việc triển khai xây dựng hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ góp phần giúp tăng tính thanh khoản trên thị trường thứ cấp, qua đó cũng giúp cơ quan quản lý đưa ra các chính sách quản lý và phát triển thị trường hiệu quả, minh bạch.

Thị trường trái phiếu đang ấm dần

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, tính từ đầu năm đến 28/7, có 36 doanh nghiệp phát hành riêng lẻ với khối lượng 62.300 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp (DN) bất động sản phát hành chiếm 54,2% trái phiếu được phát hành; tổ chức tín dụng phát hành chiếm 31,6%. Có hơn 60% TPDN phát hành có tài sản đảm bảo.

Đáng chú ý, từ thời điểm Nghị định 08 về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có hiệu lực đầu tháng 3, hơn 61.000 tỷ đồng trái phiếu đã được phát hành. Bên cạnh đó, đã có 1 số doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng với khối lượng 6 tháng là 5.900 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đàm phán với các chủ sở hữu trái phiếu để cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Một số tổ chức phát hành trong lĩnh vực bất động sản đã đạt được thỏa thuận gia hạn thanh toán trái phiếu từ 1 tháng đến 2 năm, lãi suất được thỏa thuận tăng 0,5-3% so với lãi suất ban đầu, ví dụ như Tập đoàn Sovico, Novaland, Hưng Thịnh Land...

Những tín hiệu ấm dần của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Việc các doanh nghiệp chủ động đàm phán với chủ sở hữu trái phiếu đã góp phần ổn định tâm lý của nhà đầu tư. Đồng thời cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp có thời gian tái cơ cấu, phục hồi sản xuất kinh doanh, qua đó có dòng tiền để trả nợ khi trái phiếu đến hạn sau quá trình tái cơ cấu.

Theo ông Vũ Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và Tổ chức tài chính, Bộ Tài chính, các cơ quản lý sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành cũng như nhà đầu tư trái phiếu và các tổ chức cung cấp dịch vụ.

"Ổn định thị trường bất động sản là một trong các yếu tố quan trọng hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp", ông Dương nhấn mạnh.

Trái phiếu doanh nghiệp vẫn có dư địa lớn

Theo chia sẻ của ông Trần Minh Giang, Trưởng ban Chiến lược và Phát triển, Sở GDCK Việt Nam (VNX), việc đưa hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào hoạt động là nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán triển khai xây dựng hệ thống giao dịch và tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Việc triển khai xây dựng hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở GDCK Hà Nội, hệ thống đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được lãnh đạo Bộ Tài chính chỉ đạo sát sao cùng với việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý bao gồm các Nghị định, Thông tư..., góp phần giúp thành viên thị trường, công chúng đầu tư có thêm thông tin về thị trường từ sơ cấp đến thứ cấp, tăng tính thanh khoản trên thị trường thứ cấp, qua đó cũng giúp cơ quan quản lý đưa ra các chính sách quản lý và phát triển thị trường hiệu quả, minh bạch.

Những tín hiệu ấm dần của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ đi vào hoạt động sẽ giúp nâng cao thanh khoản cho sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp và mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia. Về phía doanh nghiệp, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ sẽ là một kênh huy động vốn ngoài các kênh truyền thống như tín dụng ngân hàng, huy động vốn qua thị trường cổ phiếu.

Về phía cơ quan quản lý, việc quản lý tập trung thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ giúp cơ quan quản lý có thông tin đầy đủ và cái nhìn tổng thể hơn về trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.

Tiềm năng phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam còn rất lớn. Theo báo cáo của ADB vào tháng 6/2023, tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp so với GDP của Việt Nam còn khá thấp so với các thị trường khác trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và thị trường đang phát triển ở Đông Á (lần lượt là 26,1%, 36,3%, 53,6%, 87,7%, 47,7% và 36,7%).

Bên cạnh đó, sau những vụ việc vừa xảy ra, Chính phủ đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp để đưa vào khuôn khổ, từ đó phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp một cách an toàn, công khai, minh bạch. Vì vậy, trong tương lai, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ còn nhiều dư địa phát triển.

Để tăng thanh khoản của thị trường TPDN, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đang nghiên cứu sửa đổi Quyết định 11/2010 về danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của NHNN, trong đó bổ sung TPDN vào danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của NHNN. Đồng thời, NHNN nghiên cứu ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2021 theo hướng tăng cường minh bạch và thanh khoản thị trường TPDN, kiểm soát chặt chẽ rủi ro, góp phần phát triển thị trường TPDN an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Trung Anh (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Những tín hiệu ấm dần của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Gỡ vướng, thúc đẩy tiến độ Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 423/TB-VPCP ngày 17/9/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư.