0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 28/07/2023 07:51 (GMT+7)

Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp bước vào giai đoạn ổn định

Theo dõi KT&TD trên

Trong dài hạn hệ thống giao dịch trái phiếu riêng lẻ đi vào vận hành ổn định được kỳ vọng cải thiện thanh khoản, kéo giảm chi phí phát hành. Tuy vậy, đối với nhà phát hành có lịch sử chậm trả gốc, lãi áp dụng cho thời gian gia hạn sẽ vẫn ở mức cao đi kèm với khả năng phát hành mới thấp.

Khối lượng phát hành khởi sắc

Ngày 5/3/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023 /NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Trong đó, các điểm được quan tâm là quy định có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác và gia hạn thời điểm thực hiện một số điểm trong nghị định 65 tới hết ngày 31/12/2023.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bước vào giai đoạn ổn định về quy mô

Trong Báo cáo trái phiếu doanh nghiệp mới công bố, Chứng khoán VCBS cho biết trong nửa đầu năm 2023, có 61 đợt phát hành TPDN trong nước với tổng giá trị phát hành đạt 64,552 tỷ đồng (giảm 69% yoy). Kỳ hạn phát hành trung bình đạt 3,89 năm, tăng đáng kể so với Quý 1 (2,89 năm) và (2022 là 3,71 năm).

Trong đó, 54 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị là 59.032 tỷ đồng tiếp tục là hình thức chủ đạo (91,4%); 7 đợt phát hành ra công chúng giá trị 5.520 tỷ đồng (chiếm 8,6% tổng GTPH).

Nhìn chung, phát hành trái phiếu riêng lẻ vẫn được ưu tiên, tuy vậy tỷ trọng các đợt phát hành công chúng tăng nhẹ do đợt phát hành thành công của CTCP tập đoàn Masan.

Theo ghi nhận của VCBS, khối lượng phát hành chỉ khởi sắc vào tháng 3 và tháng 6 sau khi Nghị định 08 có hiệu lực. Bất động sản và Ngân hàng là ngành phát hành chủ yếu tỷ trọng lần lượt 56% và 30% tổng giá trị phát hành thành công.

Lãi suất phát hành cao nhất cũng thuộc nhóm Bất động sản (gần 12%). Lãi suất phát hành có xu hướng tăng phản ảnh chi phí phát hành của doanh nghiệp vẫn đang ở mức cao.

Doanh nghiệp có thêm thời gian xử lý trái phiếu đến hạn

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bước vào giai đoạn ổn định về quy mô
Nghị định 08 tạo khung pháp lý thúc đẩy quá trình đàm phán gia hạn trái phiếu

Trong quý 2/2023 lượng trái phiếu chậm thanh toán lãi, gốc tiếp tục có xu hướng tăng. Một số trường hợp trái phiếu tiếp tục chậm trả lãi trong kỳ thanh toán tiếp theo. Trong quá trình tái cấu trúc, hình thức gia hạn trái phiếu vẫn chiếm chủ đạo chiếm trên 80% cho thấy các hình thức xử lý hiện tại đa phần giúp nhà phát hành có thêm thời gian.

Tính tới ngày 12/07/23, dư nợ TPDN đăng ký lưu ký đạt 1.078.787 tỷ đồng tương ứng với khoảng 11% quy mô nền kinh tế. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Dự báo thời gian tới quy mô thị trường dần đi vào ổn định nhờ các nỗ lực tháo gỡ khó khăn của cơ quan quản lý giúp doanh nghiệp có thêm thời gian xử lý trái phiếu đến hạn.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bước vào giai đoạn ổn định về quy mô

Theo thông kê, khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn trong nửa đầu năm 2023 đạt 80.621 tỷ đồng (+3%). Nghị định 08 cũng đang giúp tổ chức phát hành có thêm thời gian xử lý trái phiếu đến hạn

Trong 1,078 triệu tỷ đồng dự nợ TPDN ở thời điểm tháng 7/2023, khối lượng dư nợ lớn nhất thuộc về ngành Bất động sản (35%) và Ngân hàng (32%).

Khối lượng TPDN đáo hạn còn lại trong năm 2023 ước tính 170 nghìn tỷ đồng, suy giảm đáng kể so với thời điểm kết thúc Qúy IV.2022 do việc chủ động mua lại trước hạn Trong đó, đáng chú ý, giá trị mua lại tại ngành Bất động sản trong Quý I đạt 38,7 nghìn cho thấy áp lực mua lại trước hạn vẫn hiện hữu.

Ngành Bất động sản tiếp tục ghi nhận làn sóng mua lại trái phiếu trước hạn. Điểm tích cực giai đoạn này là giải pháp ngắn hạn về việc cho phép thay đổi điều khoản trái phiếu nhằm giúp doanh nghiệp có thêm thời gian xử lý trái phiếu đến hạn.

Lượng mua lại trái phiếu tiếp tục duy trì đến từ cả 2 phía nhà phát hành chủ động mua lại và nhà đầu tư yêu cầu mua lại. Xu hướng này được dự báo vẫn tiếp diễn trong năm 2023.

Hệ thống giao dịch trái phiếu riêng lẻ được kỳ vọng cải thiện thanh khoản

Ngày 19/07 hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đi vào hoạt động với 19 mã TP, thuộc về 3 tổ chức. Hệ thống do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội vận hành, Vietcombank là ngân hàng thanh toán cho các giao dịch.

Giá trị giao dịch trong tuần đầu (19-25/07) đạt 5.029.202 triệu trái phiếu, tương đương giá trị giao dịch 1.787,74 tỷ đồng. Dự kiến có hơn 1.600 trái phiếu riêng lẻ do 1.000 doanh nghiệp phát hành sẽ được giao dịch trên hệ thống.

Hệ thống giao dịch trái phiếu riêng lẻ được kỳ vọng cải thiện thanh khoản, tăng tính minh bạch của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên VCBS lưu ý rằng việc khai trương hệ thống trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ mới chỉ là bước đầu.

VCBS kỳ vọng hệ thống giao dịch trái phiếu riêng lẻ trong thời gian tới sẽ dần dần tăng số lượng trái phiếu riêng lẻ niêm yết, tăng mức độ minh bạch công bố thông tin như dữ liệu giao dịch, thông tin trạng thái trái phiếu đang lưu hànhhành, góp phần bảo vệ quyền lợi tốt hơn cho nhà đầu tư….

Nhìn một cách tổng thể, không chỉ việc triển khai xây dựng hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nói riêng mà các nỗ lực nâng cao, cải thiện tính minh bạch của thị trường nói chung là một hướng đi đúng và là nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bước vào giai đoạn ổn định về quy mô

Hiện quy mô dư nợ toàn thị trường TPDN chưa tới 15% GDP. Trong đó, riêng TPDN riêng lẻ khoảng 11% GDP (khoảng 1,07 triệu tỉ đồng), còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực và cũng cách xa mục tiêu đề ra vào năm 2025.

Trong nửa cuối năm 2023 dự báo quy mô thị trường TPDN đi vào trạng thái ổn định nhờ: mặt bằng lãi suất trong xu hướng giảm giúp tạo thuận lợi hơn cho các đợt phát hành mới; lượng trái phiếu mua lại trước hạn dự báo ngừng tăng và các tổ chức phát hành đẩy mạnh đàm phán gia hạn trái phiếu trong thời điểm lãi suất có diễn biến thuận lợi và nghị định 08 còn đang trong quá trình còn hiệu lực. Qua đó, giúp cho doanh nghiệp có thêm thời gian xử lý trái phiếu đến hạn.

Về phía cầu, đối với nhà đầu tư tổ chức, TPCP vẫn đang chiếm ưu thế khi xét tới rủi ro lợi nhuận. Trong khi đó, đối với nhà đầu tư cá nhân, vẫn cần thêm thời gian để lấy lại niềm tin thị trường.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bước vào giai đoạn ổn định về quy mô
Chi phí phát hành, huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp dự bảo giảm

Lãi suất huy động tại hệ thống ngân hàng trong các tháng gần đây cũng đã nhanh chóng hạ nhiệt với mức giảm trung bình 100 -130 điểm tuỳ từng kỳ hạn. Lãi suất cho vay dự báo sẽ giảm nhiều hơn trong thời gian tới. Mặc dù vậy, mức giảm chậm hơn lãi suất huy động do độ trễ chính sách và có mức độ tập trung cao vào một số doanh nghiệp ngành nghề ưu tiên.

Lãi suất ngừng tăng là điểm tích cực giúp các tổ chức phát hành tập trung vào giai đoạn tái cấu trúc TPDN đến hạn. Nửa cuối năm, mặt bằng lãi suất vẫn trong xu hướng giảm giúp cho doanh nghiệp có thể giảm chi phí huy động vốn bằng trái phiếu đặc biệt với phần lãi suất tham chiếu.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp bước vào giai đoạn ổn định. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.