0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 20/08/2024 06:26 (GMT+7)

Những lưu ý gì khi xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc

Theo dõi KT&TD trên

Quả dừa tươi của Việt Nam chuẩn bị xuất khẩu sang Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý để xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc một cách an toàn.

Vừa qua, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã có cuộc làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Theo đó, hai bên thống nhất các thủ tục để ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dừa tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Hiện hai bên đã ký tắt kết thúc đàm phán nghị định thư.

Để xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc một cách an toàn, trên cơ sở phân tích nguy cơ dịch hại, trước khi xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NN&PTNT) phải lấy mẫu 2% dừa từ mỗi lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc để kiểm dịch thực vật. Nếu không có vấn đề kiểm dịch nào được phát hiện trong thời gian hai năm, lượng lấy mẫu sẽ giảm xuống còn 1%.

Những lưu ý gì khi xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc - Ảnh 1

Theo đó, tất cả các vùng trồng và cơ sở đóng gói muốn xuất khẩu dừa sang Trung Quốc phải được đăng ký bởi Bộ NN&PTNT và được cả Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) và Bộ NN&PTNT phê duyệt. Thông tin đăng ký phải bao gồm tên, địa chỉ và số đăng ký để bất cứ khi nào phát hiện bất kỳ lô hàng nào không tuân thủ các yêu cầu trong tài liệu này thì có thể được truy xuất nguồn gốc một cách chính xác. Danh sách đăng ký cập nhật sẽ được Bộ NN&PTNT chuyển đến GACC trước mỗi mùa xuất khẩu, và sau đó GACC sẽ công bố danh sách trên trang web của mình sau khi phê duyệt.

Dưới sự giám sát của Bộ NN&PTNT, tất cả các vùng trồng đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt và giữ điều kiện vệ sinh tốt.

Các chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cũng sẽ được thực hiện, bao gồm giám sát dịch hại thường xuyên; kiểm soát vật lý, hóa học hoặc sinh học của sâu bệnh,.... để tránh hoặc giảm thiểu sự xuất hiện của các loài đối tượng kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm trên dừa.

Theo tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật 6, Bộ NN&PTNT sẽ vận hành một kế hoạch quản lý để tổ chức hoạt động giám sát vùng trồng với các loài đối tượng kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm để theo dõi và nắm bắt sâu bệnh, các phương pháp hóa lý bên cạnh kiểm tra trực quan. Đối với các loài rệp sáp, vùng trồng phải được theo dõi ít nhất 15 ngày một lần, tập trung vào sự xuất hiện của rệp sáp trên quả, thân và lá.

Nếu phát hiện các loài đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc các triệu chứng tương ứng, Bộ NN&PTNT sẽ ngay lập tức thực hiện các biện pháp quản lý toàn diện, bao gồm kiểm soát hóa học, vật lý và sinh học... để đảm bảo rằng dừa xuất khẩu sang Trung Quốc không có các loài đối tượng kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm. Các biện pháp quản lý toàn diện đối với các loài gây hại này phải được Bộ NN&PTNT phê duyệt và do Bộ NN&PTNT cung cấp cho GACC theo yêu cầu trước khi bắt đầu thương mại.

Các cơ sở đóng gói đã đăng ký phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo rằng dừa xuất khẩu sang Trung Quốc có thể được truy xuất nguồn gốc từ các vùng trồng đã đăng ký, bao gồm hồ sơ về ngày chế biến và đóng gói, tên vùng trồng hoặc mã số, số lượng, ngày xuất khẩu, nước nhập khẩu, số container hoặc số phương tiện vận chuyển và các thông tin cần thiết khác.

Trước khi xuất khẩu, Bộ NN&PTNT phải lấy mẫu 2% dừa từ mỗi lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc để kiểm tra kiểm dịch thực vật. Nếu không có vấn đề kiểm dịch nào được phát hiện trong thời gian hai năm, lượng lấy mẫu sẽ giảm xuống còn 1%.

Nếu phát hiện có bất kỳ sinh vật sống nào của các loài gây hại kiểm dịch liên quan đến cành, lá, cuống quả hoặc đất, lô hàng sẽ không được xuất khẩu sang Trung Quốc và vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói có liên quan sẽ bị đình chỉ xuất khẩu dừa sang Trung Quốc. Khi đó, Bộ NN&PTNT phải tiến hành điều tra nguyên nhân và thực hiện các biện khắc phục cũng như lưu giữ hồ sơ không tuân thủ để cung cấp cho GACC theo yêu cầu.

Việt Nam đang có gần 200.000ha đất trồng dừa, sản lượng khoảng 2 triệu tấn và là quốc gia đứng thứ 7 thế giới về sản xuất loại quả này. Các vùng trồng tập trung chủ yếu tại các tỉnh duyên hải miền Trung và ĐBSCL.

Sản phẩm đặc sản này của nước ta đã xuất sang 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc… Năm ngoái, xuất khẩu dừa (quả tươi gọt vỏ và sản phẩm chế biến) đạt gần 243 triệu USD.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam - cho biết, với 1,4 tỷ dân, Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ dừa lớn trên thế giới.

Việc được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc mở ra cơ hội lớn đối với ngành dừa Việt Nam. Bởi đây là thị trường có khoảng cách địa lý rất gần, thời gian vận chuyển ngắn với chi phí thấp nên sản phẩm sẽ cạnh tranh được với các quốc gia khác.

Ông Trần Văn Đức - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư dừa Bến Tre - thừa nhận, Trung Quốc là thị trường vô cùng tiềm năng vì mỗi năm sử dụng tới 2,6 tỷ trái dừa tươi và 1,5 tỷ trái dừa phục vụ chế biến. Trong khi đó, sản lượng dừa của nước này chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu tiêu dùng và chế biến, phần còn lại phải nhập khẩu từ nhiều quốc gia.

Ông Đức chỉ rõ, lợi thế của nước ta là rất gần Trung Quốc. Nếu khai mở được thị trường này, xuất khẩu dừa sẽ có bước đột phá.

Một số đối tác ở Trung Quốc đã bắt đầu liên hệ để tìm hiểu, tham quan nhà máy và sản phẩm dừa của doanh nghiệp, ông tiết lộ và tự tin có thể đáp ứng các yêu cầu về vùng nguyên liệu cũng như cơ sở đóng gói từ phía Trung Quốc. Bởi doanh nghiệp đã có kinh nghiệm xuất khẩu dừa tươi sang nhiều thị trường cao cấp trên thế giới.

“Khi nghị định thư được ký, các doanh nghiệp khai thác tốt lợi thế mình có thì ngành dừa nước ta có thể thu thêm khoảng 300 triệu USD từ thị trường Trung Quốc. Vài năm nữa, ngành dừa Việt Nam có thể bắt kịp Thái Lan”, ông Đặng Phúc Nguyên dự báo.

Sau khi có Nghị định thư XK chính ngạch vào Trung Quốc thì số DN xuất khẩu dừa sẽ tiếp tục có những thay đổi tích cực hơn nữa. Bởi lẽ, Trung Quốc là thị trường vô cùng tiềm năng vì mỗi năm sử dụng tới 2,6 tỷ trái dừa tươi và 1,5 tỷ trái dừa phục vụ chế biến. Với lợi thế về khoảng cách địa lý, thời gian vận chuyển ngắn với chi phí thấp nên sản phẩm dừa của Việt Nam được cho là sẽ cạnh tranh được với các quốc gia khác.

Bên cạnh cơ hội sẽ mở ra từ nghị định nêu trên, đại diện Công ty TNHH Lương Quới cho rằng các DN liên quan ngành hàng dừa cần không ngừng phát triển, đa dạng hóa sản phẩm để đưa trái dừa Việt Nam đi xa hơn trên thị trường quốc tế. Và các định hướng phát triển cần chủ động hướng đến sự cân bằng về công nghệ, nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ.

Trong cả nước hiện có khoảng 854 DN sản xuất chế biến các sản phẩm từ dừa, với nhiều loại hình, quy mô hoạt động khác nhau. Việc phát triển đa ngành và mang tính đầu tư bài bản sẽ ngày càng giúp công nghệ chế biến dừa Việt Nam có vị thế đứng trên thị trường quốc tế như hiện tại và trong tương lai.

Bạn đang đọc bài viết Những lưu ý gì khi xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.