0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 03/04/2025 14:18 (GMT+7)

Những khó khăn và lợi thế nào dành cho Việt Nam sau lệnh áp thuế nhập khẩu từ Mỹ?

Theo dõi KT&TD trên

Trong bối cảnh Hoa Kỳ công bố mức thuế nhập khẩu kỷ lục, thì đâu là “thượng sách” nhằm giữ vững tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dành cho Việt Nam trong năm 2025.

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.

Tại sự kiện, Tổng thống Mỹ cũng mang theo tấm bảng ghi mức thuế áp dụng với từng nền kinh tế. Trong đó, Anh, Brazil, Singapore sẽ chịu 10% thuế. Liên minh châu Âu, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ chịu 20-26%. Trung Quốc và Việt Nam nằm trong nhóm các nước bị áp mức thuế cao nhất, lần lượt là 34% và 46%.

Những khó khăn và lợi thế nào dành cho Việt Nam sau lệnh áp thuế nhập khẩu từ Mỹ? - Ảnh 1
Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu

Trên chiếc bảng công bố mức thuế, Nhà Trắng liệt kê mức thuế các nước "đang áp cho Mỹ" nhưng không đưa ra giải thích cách tính toán các con số đó. Ví dụ, theo họ, Việt Nam, Trung Quốc, Liên minh châu Âu đang áp Mỹ mức thuế lần lượt 90%, 67%, 39%.

Theo đó, mức thuế cơ bản 10% dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 5/4, trong khi mức thuế đối ứng cao hơn sẽ có hiệu lực vào ngày 9/4 và sẽ được áp dụng với khoảng 60 quốc gia.

Ông Nguyễn Tuấn Việt – Chuyên gia kinh tế về Xuất nhập khẩu đã đưa ra những nhận định về khó khăn và lợi thế tăng trưởng triển vọng lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam trong thời gian tới.

Theo ông Việt năm 2024, Việt Nam có lượng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đạt 119 tỷ USD và năm 2025 dự kiến giữ mức tăng trưởng đạt trên 10%. Nếu không có lệnh áp thuế này thì dự kiến kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ khoảng trên 135 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay đã hết quý I Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng trên 10% tương đương trên 135 tỷ USD. Về mặt lý thuyết mà nói, nếu như lệnh áp thuế này được áp và không có hàng hoá xuất khẩu vào Mỹ nữa thì Việt Nam sẽ mất đi kim ngạch, doanh thu khoảng hơn 80 tỷ USD về Việt Nam.

Tuy nhiên, chuỗi cung ứng của Mỹ vẫn cần hàng của Việt Nam thì ngay tức thời họ chưa thể có ngay hàng hoá ở những nơi khác bù đắp vào. Bởi lẽ thông thường thì những giao thương, thương mại giao dịch nhanh nhất cũng phải diễn ra từ 2, 3 tháng. Chính vì thế trong quý II thì Việt Nam vẫn có lượng kim ngạch từ 15-20 tỷ USD, thế nhưng dự kiến chúng ta vẫn có thể mất đi khoảng khoảng 60 tỷ USD. Con số này hoàn toàn trùng hợp với dự kiến tăng trưởng kim ngạch của chúng ta cho năm 2025 này. Có nghĩa là về mặt lý thuyết mà nói Việt Nam có thể sẽ không tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mà sẽ giữ nguyên ở mức 400 tỷ giống như năm ngoái.

Những khó khăn và lợi thế nào dành cho Việt Nam sau lệnh áp thuế nhập khẩu từ Mỹ? - Ảnh 2
Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Tuấn Việt đưa ra nhận xét về kim ngạch xuất khẩu 2025 của Việt Nam

Theo ông Việt, Việt Nam có rất nhiều thị trường, có rất nhiều lợi thế để chúng ta khai thác và vẫn có thể tăng trưởng được kim ngạch xuất khẩu. Thứ nhất, năm nay dự kiến có 2 đợt tái thiết đất nước rất lớn trên thế giới. Đợt thứ nhất là động đất của Myanmar và Thái Lan. Đây là đợt động đất mạnh trên 7,7 độ hte và hai đất nước này đã thiệt hại kinh tế khoảng gần 100 tỷ USD. Vì vậy nếu chúng ta bắt kịp được làn sóng tái thiết của các quốc gia trên thì chỉ sau khoảng nửa tháng Việt Nam cũng sẽ bù đắp được thâm hụt về kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn. Sau tái thiết thì thường những hàng hoá như đồ gỗ, nội ngoại thất, nông sản, hàng dệt may, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng,… đây đều là những nhóm hàng mà Việt Nam cực kỳ có lợi thế. Đặt biệt là Việt Nam có lợi thế tuyệt đối trong nhóm hàng vật liệu xây dựng vì đây là nhóm hàng mà lượng vận chuyển volume lớn, cũng như tải trọng lớn thì Việt Nam rất có lợi thế khi mà chúng ta có đường kéo công nội địa rất ngắn mặt đường hàng hải sát biển Đông.

Dự kiến thì đợt tái thiết thứ hai đấy là Nga và Ukraina vì có vẻ chiến tranh này có thể kết thúc ngay trong năm nay, và theo các chuyên gia đây sẽ là đợt tái thiết đất nước lớn nhất trong lịch sử loài người. Nếu Việt Nam chủ động khai thác hoặc là có những bước chủ động để chúng ta tiếp nhận những đối tác ngay từ bây giờ thì chúng ta sẽ có những lợi thế tiếp cận được một trong những thị trường lên đến vài chục tỷ hay lên đến trăm tỷ đô la.

Trên bình diện chung khi mà trên toàn thế giới đều bị Mỹ áp thuế ở những điểm nóng như châu Âu, châu Á hay là Trung Quốc thì tất cả mọi người sẽ có cái xu hướng đi tìm nhau, tìm một thị trường mới. Và cái trật tự của thương mại toàn cầu có thể sẽ thay đổi, vì thế bản chất nó sẽ thay đổi thôi chứ không mất đi 100%. Ở một góc nhìn khác Việt Nam có vị trí địa lý và vị trí địa chính trị rất quan trọng nằm giữa với thị trường lớn là Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Đây là ba quốc gia gần như không có tiêu chuẩn dành cho những hàng xuất khẩu của Việt Nam, vì vậy đối với hàng nông sản cứ "ăn được là được", hàng tiêu dùng "dùng được là được". Tại ba quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ và Nga chiếm đến 45% dân số toàn cầu có nghĩa là đạt 3 tỷ USD trong khi đó toàn bộ châu Âu chỉ chiếm 745 triệu USD.

“Năm ngoái chúng ta đạt kim ngạch xuất khẩu vào Ấn Độ đạt trên 9 tỷ USD, Trung Quốc đạt 61 tỷ USD, tôi cho rằng đây là nơi chúng ta có thể tăng trưởng dư địa về kim ngạch xuất khẩu lên cao nếu chúng ta có những bước đi chủ động ngoại giao thì hàng hoá của Việt Nam hàng hoá của Việt Nam vào Ấn Độ sẽ tăng trưởng rất mạnh.

Ngoài ra, thị trường châu Âu theo tôi cũng là thị trường rất hấp dẫn có lượng tiêu dùng cao và đơn giá của hàng hoá thì cao vì đây là thị trường khó tính và có nhiều tiêu chuẩn. Việt Nam tiếp tục phát triển Hiệp ước thương mại là EVFTA và châu Âu thì chúng ra vẫn có thể khai thác tiếp thị trường này”., ông Việt nhấn mạnh.

Cũng theo vị chuyển gia này, nhìn nhận chung dự kiến Việt Nam sẽ mất đi khoảng 60 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cho năm 2025 tương đương với khoản dự kiến tăng trưởng của năm 2025 so với 2024. Vậy nên, nếu Việt Nam làm tốt thì sẽ không tăng trưởng, nhưng cũng không tụt kim ngạch xuất khẩu nếu như chủ động ngoại giao mở của cho doanh nghiệp vào một số thị trường tại hai cuộc tái thiết đất nước là sau cuộc chiến Nga - Ukraina và đợt động đất vừa qua thì Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng và nước ta tiếp tục khai thác vào những thị trường được đánh giá cho là chưa tiềm năng hoặc chưa khai thác hết tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu thì chúng ta vẫn tăng trưởng. Như vậy, đối với lệnh áp thuế của Mỹ này thì đối với Việt Nam là một cú sốc nhưng chúng ta còn rất nhiều thị trường và còn nhiều dư địa, nếu khéo léo vận dụng thì vẫn đạt được mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cho năm 2025.

Trước đó, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) công bố số liệu, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2025 (từ ngày 01/3/2025 đến ngày 15/3/2025) đạt 35,66 tỷ USD, tăng 10,7% (tương ứng tăng 3,44 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 02/2025.

Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 3/2025 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/3/2025 đạt 162,78 tỷ USD, tăng 12%, tương ứng tăng 17,46 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2024.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 110,09 tỷ USD, tăng 10,8% (tương ứng tăng 10,73 tỷ USD).

Cụ thể hơn, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3 năm 2025 đạt 17,98 tỷ USD, tăng 6,3% (tương ứng tăng 1,07 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 02/2025.

Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 3/2025 tăng so với kỳ 2 tháng 02/2025 ở các nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 27,7% (tương ứng tăng 878 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện giảm 137 triệu USD, tương ứng tăng 6,3%; gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 77 triệu USD, tăng 12,4%...

Như vậy, tính đến hết 15/3/2025, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 82,29 tỷ USD, tăng 6,3% tương ứng tăng 1,07 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024.

Tại hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 2/2025 diễn ra ngày 4/3/2025, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, nhấn mạnh: "Năm 2024, bất chấp những thách thức từ suy giảm tăng trưởng toàn cầu, bất ổn kinh tế và các rủi ro thương mại, hoạt động ngoại thương của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng".

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 786 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 405,5 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực tiếp tục giữ vững vị thế và mở rộng thị phần trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, xuất khẩu nhóm ngành nông, lâm, thủy sản vô cùng thành công với mức ghi nhận đạt 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023. Đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay.

Bộ Công Thương nhấn mạnh năm 2025 nhiệm vụ tăng trưởng GDP cả nước phải từ 8% trở lên và phấn đấu hai con số trong điều kiện thuận lợi hơn. Theo đó, ngành Công Thương đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9-10%, phấn đấu tăng khoảng 12,5%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 12%, phấn đấu tăng khoảng 14%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 10%, phấn đấu tăng khoảng 12%; điện sản xuất và nhập khẩu tăng khoảng 12,5%; hoàn thành 100% các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

Phát biểu trong hội nghị, Ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, tiết lộ Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Trong đó, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt trên 12%; thặng dư thương mại hàng hóa 30 tỷ USD. Từ kết quả xuất nhập khẩu năm 2024, mục tiêu về xuất khẩu năm 2025 đạt khoảng 454 tỷ USD, nhập khẩu năm 2025 đạt khoảng 424 tỷ USD. Bình quân mỗi tháng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 37,8 tỷ USD.

Tuy nhiên, vị Cục trưởng cũng thẳng thắn nêu rõ, với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2025 tăng từ 12-14% như vậy, mỗi một tháng chúng ta phải xuất khẩu 38 tỷ USD, nếu so với năm 2024 thì mỗi tháng chúng ta phải xuất khẩu hơn 4 tỷ USD.

Theo DHL - công ty chuyên vận chuyển hàng hóa và cung cấp các giải pháp logistics quốc tế của Đức nhận định các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Indonesia và Philippines, sẽ nằm trong nhóm 30 nước tăng trưởng hàng đầu thế giới về thương mại, cả về tỷ lệ và khối lượng hàng hóa.

Cụ thể, Việt Nam được dự báo sẽ có khối lượng thương mại tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) đạt 6,5% trong giai đoạn 2024-2029, cao hơn mức 6,2% trong giai đoạn 2019-2024. DHL cũng cho rằng, trong giai đoạn 2024-2029, CAGR thương mại toàn cầu sẽ đạt 3,1% và CAGR của ASEAN đạt khoảng 5% và đứng thứ 3 thế giới.

Hải Đăng

Bạn đang đọc bài viết Những khó khăn và lợi thế nào dành cho Việt Nam sau lệnh áp thuế nhập khẩu từ Mỹ?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá USD tăng mạnh, lần đầu chạm mốc 26.000 đồng
Sáng 3/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm tại 24.854 đồng, tăng nhẹ 3 đồng so với hôm qua. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán trong vùng 23.611 - 26.096 đồng 1 USD.
Chứng khoán giảm mạnh sau tin Chính phủ Mỹ áp thuế mới
Sáng nay, thị trường ngập trong sắc đỏ, VN-Index có tới gần 500 mã giảm giá, trong đó có 177 mã giảm sàn. Kết phiên sáng, chỉ số VN-Index rơi tự do mất hơn 82,28 điểm về ngưỡng 1.235,55 điểm. Chỉ số VN30 cũng mất hơn 85 điểm, HNX mất hơn 16 điểm về ngưỡng 221,37 điểm.

Tin mới

Giải mã lý do khiến nhà ở xã hội “mỗi nơi một giá”
Ông Chử Văn Hải, Trưởng phòng Phát triển và Quản lý nhà ở xã hội, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, trước đây, nhà ở xã hội giá bán dưới 20 triệu đồng/m2, nhưng hiện nay giá bán đã tăng lên do liên quan dự toán, giá nhân công, chi phí vật liệu đầu vào tăng lên.
Xăng đồng loạt tăng gần 500 đồng/lít trong chiều 3/4
Bộ Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá xăng, dầu chiều 3/4, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giá đồng loạt. Trong đó, xăng E5 RON 92 tăng 341 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 495 đồng/lít; trong khi đó, giá dầu cũng được điều chỉnh tăng đồng loạt ở mức từ 124 - 261 đồng/lít