0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 24/02/2025 20:03 (GMT+7)

Doanh nghiệp thép hưởng lợi ra sao khi áp thuế chống bán phá giá?

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Công Thương áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Trung Quốc. Vậy doanh nghiệp thép trong nước sẽ được lợi gì?

Doanh nghiệp thép hưởng lợi ra sao khi áp thuế chống bán phá giá? - Ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Tập đoàn Hòa Phát

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38 - 27,83%. Trong khi đó, thép HRC nhập từ Ấn Độ được miễn trừ do tỉ lệ nhập khẩu không đáng kể. Theo quyết định này, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38 - 27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày.

Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình điều tra vụ việc, thực hiện theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động từ hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Ấn Độ và Trung Quốc.

Kết quả điều tra cho thấy mặc dù có tồn tại hành vi bán phá giá, nhưng do tỉ lệ nhập khẩu hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ ở mức không đáng kể, dưới 3%. Vì vậy theo quy định tại khoản 3 điều 78 Luật Quản lý ngoại thương, hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ được loại khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.

Theo số liệu thống kê từ hải quan, trong năm 2024 lượng nhập khẩu thép cán nóng đạt 12,6 triệu tấn, tăng hơn 33% so với năm 2023. Đặc biệt, sau khi Bộ Công Thương khởi xướng điều tra vào tháng 7/2024, lượng thép nhập từ Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng đáng kể, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ thị trường nội địa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước thực trạng này, Bộ Công thương đã quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời nhằm kiểm soát tốc độ gia tăng nhập khẩu và bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết hiện Việt Nam đứng thứ 12 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN về sản xuất thép với quy mô sản xuất ước đạt khoảng 30 triệu tấn trong năm 2024. Tuy nhiên, ngành thép đang gặp nhiều khó khăn do sự sụt giảm của thị trường bất động sản, giá nguyên liệu tăng, tồn kho lớn…

Trước thông tin áp dụng thuế CBPG, hầu hết cổ phiếu thép đều phản ứng tích cực dù thị trường chung mở cửa khá rung lắc. Tuy nhiên, tăng giá mạnh nhất là cổ phiếu TVN của Tổng công ty Thép Việt Nam gần 7% lên 9.400 đồng/cp. Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát tăng hơn 5% lên 27.750 đồng/cp, có lúc chạm trần. Các cổ phiếu khác như SMC, NKG, HSG, GDA chỉ tăng 2% - 4%.

Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá việc áp thuế CBPG sẽ khiến thép Trung Quốc khó cạnh tranh với sản phẩm nội địa, qua đó giúp Hòa Phát gia tăng sản lượng tiêu thụ. Đặc biệt, khi dự án Dung Quất 2 sắp hoàn tất giai đoạn chạy thử, HPG có thể tận dụng lợi thế này để mở rộng quy mô sản xuất. Dự kiến, khi vận hành tối đa công suất trong 2-3 năm tới, doanh thu Hòa Phát có thể đạt 175.000-200.000 tỷ đồng/năm, với lợi nhuận sau thuế ước tính từ 20.000-25.000 tỷ đồng. Đây sẽ là động lực quan trọng giúp cổ phiếu HPG duy trì đà tăng trưởng bền vững.

SSI Research cũng khuyến nghị duy trì mua đối với cổ phiếu của HPG, khi điều chỉnh ước tính và giá mục tiêu lên 33.500 đồng/cổ phiếu (từ 31.700 đồng/cổ phiếu), dựa trên mục tiêu P/E và EV/EBITDA không đổi lần lượt là 15x và 8x cho năm 2025.

Việc Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá với thép HRC từ Trung Quốc và Ấn Độ không chỉ giúp bảo vệ ngành thép nội địa mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong nước. Cùng với sự phục hồi của bất động sản, xu hướng giá thép tăng và tiềm năng mở rộng xuất khẩu, Hòa Phát đang đứng trước cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định vị thế đầu ngành.

Ngược lại, VPBankS cho rằng các doanh nghiệp tôn mạ phụ thuộc vào HRC nhập khẩu như Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG), Thép Nam Kim (NKG) sẽ chịu tác động tiêu cực. Tuy nhiên nhóm các công ty này đã chủ động giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa nguồn HRC đầu vào.

Hơn nữa, từ báo cáo tài chính quý 4/2024, đơn vị phân tích nhận thấy các doanh nghiệp đang ghi nhận giá trị tồn kho nguyên vật liệu cùng hàng mua đi đường ở mức cao hơn so với trung bình, cho thấy dấu hiệu tích trữ trước HRC đầu vào trước khi quyết định CBPG được công bố.

Vì vậy trong ngắn hạn, VPBankS cho rằng tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp như HSG, NKG sẽ không đáng kể. Trong dài hạn, các doanh nghiệp tôn mạ sẽ phải chấp nhận sử dụng HRC nội địa hoặc nhập khẩu từ những nguồn khác Trung Quốc với giá HRC cao hơn giá HRC Trung Quốc.

Minh Thành

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp thép hưởng lợi ra sao khi áp thuế chống bán phá giá?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điểm hoà vốn trong kinh doanh trà sữa – Thực tế khác xa kỳ vọng
Thị trường trà sữa Việt Nam đã trải qua hơn hai thập kỷ phát triển với sự bùng nổ của hàng nghìn thương hiệu lớn nhỏ. Tuy nhiên, sau làn sóng đầu tư cuồng nhiệt, nhiều doanh nghiệp đã phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt khi điểm hoà vốn không như kỳ vọng ban đầu.
PGBank bổ nhiệm Phó tổng giám đốc thường trực
Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - mã chứng khoán: PGB) vừa thông báo quyết định của Hội đồng quản trị về việc tiếp nhận và bổ nhiệm bà Võ Hằng Phương làm Phó tổng giám đốc thường trực. Thời hạn bổ nhiệm 3 năm từ ngày 14/7.
Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà tăng ấn tượng
Tuy nhiên, việc chủ động thích ứng, đẩy mạnh khai mở thị trường, thay đổi cách làm được nhiều doanh nghiệp thực hiện thành công. Nhờ vậy, bức tranh xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm ghi nhận đà phục hồi vững chắc.
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
Hướng đến mục tiêu xây dựng lối sống xanh và nâng cao ý thức phân loại rác trong cộng đồng, Ngân hàng SeABank phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình thường kỳ “Ngày hội đổi rác lấy quà” tại trụ sở SeABank số 25 Trần Hưng Đạo, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tin mới

Đừng tự đẩy mình vào lao lý vì chiêu “né” thuế
Chỉ nhận thanh toán tiền mặt; không xuất hóa đơn, thậm chí nâng giá bán… là những chiêu phổ biến nhiều hộ kinh doanh áp dụng nhằm che giấu doanh thu thực tế, qua đó né tránh nghĩa vụ nộp thuế. Theo cơ quan chức năng, đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Tỷ giá USD hôm nay (16/7): Đồng USD tiếp đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (16/7) ghi nhận sự ổn định của tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước, trong khi giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn chủ yếu đi lên hoặc không đổi so với phiên liền trước. Giá USD bán ra cao nhất đạt mức 26.397 đồng/USD. Chỉ số USD index đạt 98,64 điểm.
Cân nhắc phương án đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam
Dù nhận được đề xuất tham gia của nhiều doanh nghiệp giao thông lớn, phương án đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo phương thức đối tác công - tư (PPP) vẫn đang được các cấp có thẩm quyền nghiên cứu kỹ lưỡng, bảo đảm hiệu quả, tiến độ.
Chuẩn bị tăng loạt phí với xe chạy xăng: Bước đi mạnh mẽ hướng tới giao thông xanh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025, yêu cầu thành phố Hà Nội triển khai một loạt giải pháp cấp bách nhằm giảm ô nhiễm môi trường, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc điều chỉnh chính sách thu phí đối với phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.