0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 12/03/2025 06:49 (GMT+7)

Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu

Theo dõi KT&TD trên

Đó là ý kiến đề xuất của nhiều đại biểu tại phiên họp ngày 10/3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu
Nhiều ý kiến cho rằng, xăng là mặt hàng thiết yếu, là hàng hóa đầu vào của nền kinh tế, không phải mặt hàng xa xỉ để đánh thuế đặc biệt. (Ảnh minh họa)

Cho ý kiến về vấn đề trên, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga cho biết, theo luật hiện hành, xăng là một trong những loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, bản chất của thuế tiêu thụ đặc biệt nhắm vào mặt hàng xa xỉ, không khuyến khích tiêu dùng. Trong khi đó, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, không thể không có trong đời sống của người dân. Nếu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào mặt hàng thiết yếu là không đúng với bản chất và mục đích của giá thuế này. Do đó, cơ quan soạn thảo cần xem xét lại việc có áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này không.

Ngoài ra, luật hiện hành cũng quy định điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất là 10%. Tại dự thảo Luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất giữ nguyên quy định này.

Về mặt hàng điều hòa, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga cho hay, nếu cách đây 10 năm, có thể xem điều hòa là mặt hàng xa xỉ, còn ở thời điểm hiện tại, đây là hàng hóa thông dụng. Vì vậy, bà Nga đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.

Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cũng cho rằng, xăng là mặt hàng thiết yếu, là hàng hóa đầu vào của nền kinh tế, không phải mặt hàng xa xỉ để đánh thuế đặc biệt. Không những thế, xăng còn chịu thuế bảo vệ môi trường.

Liên quan đến đề xuất trên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, xăng có nhiều nhiên liệu hóa thạch, không tái tạo, cần sử dụng năng lượng tiết kiệm nên hầu hết các nước đều thu thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng. Một số nước như Pháp, Đức, Ý, Anh, Hàn Quốc, Singapore... có thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức thấp với mặt hàng xăng sinh học.

Từ năm 1995, Việt Nam đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, rất ổn định. Luật cũng đưa vào thu thuế xăng E5 là 8%, E10 là 7%, thấp hơn xăng thông thường nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, người dân sử dụng xăng sinh học thân thiện với môi trường. "Mặt hàng này đã ổn định nên đề nghị không đặt vấn đề bỏ đối tượng thu thuế tiêu thụ đặc biệt", ông Tuấn cho biết.

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi gồm 4 chương, 11 điều, dự kiến trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9, diễn ra tháng 5/2025.

Bạn đang đọc bài viết Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phát hiện, thu giữ lô hàng nhập lậu trên quốc lộ 1A qua Chi Lăng, Lạng Sơn
Chiều 7/5/2025, tại Km 63+100 quốc lộ 1A (thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn), Tổ công tác Đội QLTT số 4 phối hợp với Trạm kiểm soát giao thông Tùng Diễn – Công an tỉnh Lạng Sơn kiểm tra xe ô tô khách BKS 29B-141.19 do ông Trần Đình Thơi điều khiển, đang lưu thông theo hướng Lạng Sơn – HN.

Tin mới

Không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ để chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định điều hòa nhiệt độ có công suất trên 18.000 BTU đến 90.000 BTU thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU).
Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ
Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.