0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 03/03/2025 06:40 (GMT+7)

Nhà ở xã hội tại TP.HCM và bài toán về nguồn lực

Theo dõi KT&TD trên

Theo đại diện Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), từ năm 2021 đến nay, Thành phố đã đưa vào sử dụng 5 dự án nhà ở xã hội với quy mô 2.377 căn, 1 dự án nhà lưu trú công nhân (hoàn thành một phần) với quy mô 368 căn.

Ngoài ra, Thành phố đang thi công 4 dự án với quy mô 2.874 căn, gồm 3 dự án nhà ở xã hội và 1 dự án nhà lưu trú công nhân. Trong năm 2025, Thành phố dự kiến có 4 dự án nhà ở xã hội hoàn thành với quy mô 2.874 căn và 8 dự án khởi công với quy mô 7.945 căn.

Giai đoạn 2021 - 2025, Thành phố dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng 8 dự án nhà ở xã hội và 1 dự án nhà lưu trú công nhân với tổng 5.619 căn.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng đang xây dựng kế hoạch đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội đối với 3 khu đất do Nhà nước trực tiếp quản lý với quy mô khoảng 3.000 căn.

Nhà ở xã hội tại TP.HCM và bài toán về nguồn lực
Ảnh minh hoạ.

Quỹ đất là yếu tố quan trọng hàng đầu

Trao đổi với báo Tuổi trẻ, ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành cho hay việc giao chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội cho các địa phương là một điểm mạnh trong chính sách giúp tăng tốc phát triển loại hình nhà ở rất cấp thiết này.

Theo ông Nghĩa, khi đưa chỉ tiêu xây số căn nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh thành sẽ khiến các địa phương quan tâm, chung tay tháo gỡ khó khăn để thực hiện các dự án.

Để đạt được mục tiêu phát triển nhà ở xã hội theo từng năm, ông Nghĩa cho rằng điều đầu tiên là phải có quỹ đất, theo kế hoạch đến năm 2030.

Trong đó, cần tận dụng quỹ đất từ Nhà nước và khuyến khích tư nhân tạo quỹ đất với các chính sách ưu đãi phù hợp. Bên cạnh đó, ông Nghĩa cho rằng thủ tục pháp lý cũng là yếu tố then chốt.

“Thời gian qua các địa phương phát triển nhà ở xã hội chậm là có lý do về quy trình xử lý về các thủ tục hành chính chậm. Với một dự án mà khâu thủ tục pháp lý kéo dài đến 5 năm sẽ vừa làm chậm nguồn cung nhà ở xã hội, vừa khiến các dự án đội vốn, chi phí tài chính tăng lên khiến các chi phí đều đưa vào giá thành của dự án và từng căn nhà”, ông Nghĩa nói.

Do đó, ông Nghĩa đề xuất cần phải cải tiến quy trình, làm sao cho thủ tục nhanh chóng và thuận lợi nhất, một dự án nhà ở xã hội có thể hoàn thành trong vòng không quá 15 tháng sẽ là chìa khóa để tăng tốc làm nhà ở xã hội.

Còn với vấn đề tài chính, nếu Nhà nước có các nguồn tài chính với lãi suất thấp sẽ là nguồn lực hỗ trợ lớn với doanh nghiệp, còn không doanh nghiệp cũng tự xoay xở trong khả năng của mình như đi vay các ngân hàng thương mại.

“TP.HCM được giao năm nay làm 2.874 căn nhà ở xã hội, năm sau làm 6.410 căn nhà ở xã hội, tôi cho rằng đây là chỉ tiêu khả thi. Bản thân doanh nghiệp chúng tôi nếu xong thủ tục thì có thể cung ứng đến 2.000 căn nhà ở xã hội”, ông Nghĩa cho hay.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Lợi - Tổng Giám đốc Công ty Thiên Phát cho hay các doanh nghiệp sẵn sàng cùng chính quyền phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, thậm chí có sẵn nguồn lực tài chính để xây dựng.

Tuy vậy, để giải quyết nhanh bài toán phát triển dự án, các doanh nghiệp kỳ vọng đẩy nhanh các thủ tục pháp lý, tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư, quy hoạch và các thủ tục khác để nhanh chóng có quỹ đất sạch, giúp doanh nghiệp sớm làm dự án.

Cần chọn khu vực có giá đất hợp lý

Nhìn một cách tổng thể, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng việc giao chỉ tiêu cho các địa phương để phát triển nhà ở xã hội có tác động tích cực đến việc tăng tốc cung ứng nguồn cung nhà ở xã hội.

Tuy vậy, ông Châu cho hay chỉ tiêu này không nên xem như một con số cứng nhắc vì nhu cầu ở mỗi địa phương khác nhau. Do đó, Bộ Xây dựng cần có trách nhiệm theo dõi và điều chỉnh chỉ tiêu giữa các địa phương cho phù hợp với thực tế nhu cầu.

Đồng thời, các địa phương phải căn cứ vào nhu cầu của mình để quy hoạch các khu vực phát triển nhà ở xã hội, bao gồm cả khu vực tập trung và việc tận dụng quỹ đất 20% từ các dự án nhà ở thương mại.

Bên cạnh đó, ông Châu cho rằng cần lựa chọn những khu vực có giá đất hợp lý để phát triển nhà ở xã hội giá rẻ. Cần tránh các khu vực có giá đất quá cao kéo theo mặt bằng giá bán căn hộ cao, dù đây là phân khúc căn hộ dành cho người có thu nhập thấp.

Ngoài ra, bản thân doanh nghiệp phải chủ động thực hiện thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở xã hội cũng như phải chuẩn bị nguồn lực tài chính để bồi thường giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất.

Bên cạnh đó, cần sử dụng hiệu quả quỹ đất 20% từ các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội.

“Để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, vừa đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho công nhân, lao động, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp then chốt là phải sử dụng vốn thật hiệu quả, trước hết là nguồn vốn ưu đãi tín dụng cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và người mua, thuê mua nhà ở xã hội”, ông Châu nói.

Khánh An (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Nhà ở xã hội tại TP.HCM và bài toán về nguồn lực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Căn hộ vừa túi tiền – phân khúc vắng bóng nhưng nhiều người cần
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây chứng kiến sự bùng nổ của nhiều dự án cao cấp, hạng sang tại các thành phố lớn. Những tòa tháp chọc trời với thiết kế đẳng cấp, tiện ích sang trọng mọc lên ngày càng nhiều, phục vụ tầng lớp khách hàng nhiều tiền.
Nhà ở cho Gen Z: Vỡ mộng an cư khi thu nhập không theo kịp giá nhà
Một căn hộ nhỏ xinh giữa thành phố, chiếc chìa khóa đầu tiên đánh dấu sự độc lập, đó từng là hình dung quen thuộc về giấc mơ an cư. Nhưng với Gen Z, giấc mơ ấy đang ngày một xa vời, khi giá nhà không ngừng leo thang, trong khi mức thu nhập trung bình lại không tăng tương xứng.

Tin mới

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
Năm 2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục được vinh danh thứ 193 trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2025 (FAST500), tăng 173 bậc so với bảng xếp hạng năm 2024 và xếp hạng 24 trong Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam.
Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt
Bến số 3 đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước cũng như với các nước trong khu vực, đồng thời tô thắm thêm mối tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, thủy chung, son sắt giữa hai dân tộc Việt - Lào.
Công viên nước Hồ Tây: Nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam ,thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 25 năm thành lập Công viên Nước Hồ Tây (19/5/2000 – 19/5/2025), Công viên Nước Hồ Tây hân hoan chào đón Quý khách đến trải nghiệm một điểm vui chơi giải trí lý tưởng trong những ngày hè rực rỡ!