0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 28/02/2024 09:54 (GMT+7)

Nhà ở thuộc tài sản công được quản lý, sử dụng như thế nào?

Theo dõi KT&TD trên

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, Bộ Xây dựng đề xuất quy định chung về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc tài sản công.

Nhà ở thuộc tài sản công được quản lý, sử dụng như thế nào?
Ảnh minh họa.

Cơ quan quản lý nhà ở thuộc tài sản công, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà ở thuộc tài sản công

Theo dự thảo, cơ quan quản lý nhà ở cũ thuộc tài sản công được đại diện chủ sở hữu nhà ở quy định tại Điều 14 Luật Nhà ở giao thực hiện việc quản lý sử dụng nhà ở bao gồm: Đối với Bộ, ngành, cơ quan Trung ương là cơ quan được giao chức năng quản lý nhà ở trực thuộc Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đó; Đối với địa phương là cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (Sở Xây dựng); Đối với cơ sở giáo dục được giao quản lý ký túc xá sinh viên xây dựng trước khi Luật Nhà ở 2005 có hiệu lực thi hành thì cơ sở giáo dục đó thực hiện việc quản lý.

Cơ quan quản lý nhà ở thuộc tài sản công có trách nhiệm rà soát, thống kê, phân loại nhà ở được giao quản lý; tiếp nhận nhà ở tự quản do các cơ quan Trung ương chuyển giao để quản lý theo quy định của Luật này; lập kế hoạch bảo trì, cải tạo hoặc xây dựng lại nhà ở để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hoặc quyết định kế hoạch bảo trì nếu được cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở giao thực hiện.

Lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở và giao 01 bộ hồ sơ hoàn công (đối với trường hợp xây dựng mới) hoặc hồ sơ đo vẽ lại (đối với nhà ở cũ theo quy định của Luật Nhà ở) cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở; báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Nhà ở; ký kết hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở được giao quản lý.

Cơ quan quản lý nhà ở thuộc tài sản công có trách nhiệm kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

Quản lý tiền thu được từ cho thuê, bán nhà ở thuộc tài sản công

Tiền thu được từ việc cho thuê, bán nhà ở thuộc tài sản công được sử dụng để thực hiện việc bảo trì và phát triển quỹ nhà ở thuộc tài sản công theo quy định sau đây:

Đối với số tiền thu được từ việc cho thuê nhà ở thì phải sử dụng vào mục đích bảo trì và quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước đang cho thuê.

Đối với số tiền thu được từ việc bán nhà ở thì sau khi khấu trừ các chi phí để tổ chức thực hiện việc bán nhà ở, bên bán nhà ở phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành, trừ nhà ở cũ thuộc tài sản công do Bộ Quốc phòng đang quản lý để sử dụng vào mục đích tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn.

Đối với nhà ở cũ thuộc tài sản công do Bộ Quốc phòng đang quản lý và trực tiếp thực hiện bán cho người đang thuê thì nộp vào tài khoản do Bộ Quốc phòng quản lý để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho các đối tượng quy định tại Khoản 7 Điều 74 của Luật Nhà ở thuê hoặc thuê mua; Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng về việc sử dụng số kinh phí này và việc tái đầu tư xây dựng nhà ở trước khi thực hiện xây dựng nhà ở; sau khi hoàn thành việc xây dựng nhà ở, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm báo cáo Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc sử dụng số tiền thu được từ hoạt động cho thuê nhà ở để bảo trì, quản lý vận hành nhà ở cho thuê; hướng dẫn các chi phí để tổ chức thực hiện việc bán nhà ở thuộc tài sản công theo quy định.

Bạn đang đọc bài viết Nhà ở thuộc tài sản công được quản lý, sử dụng như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.